Mã tài liệu: 209723
Số trang: 105
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,101 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, khi nhắc đến những nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới ở khu vực Đông Nam á người ta luôn đề cập đến vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Riêng đối với Việt Nam, trong hơn 10 năm qua, luồng FDI đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi chậm chạp nhưng vững chắc từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Vai trò của các doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế quốc dân, tính theo sự đóng góp của nó vào tổng sản lượng, việc làm và xuất khẩu cũng như các biến số kinh tế vĩ mô khác đã đạt mức đáng kể. Điều này được thể hiện rõ trong những số liệu về hoạt động của các dự án FDI, trong các tham luận của các nhà lãnh đạo đất nước cũng như trong ý kiến của các chuyên gia nước ngoài.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây luồng FDI vào Việt Nam có xu hướng trầm lắng xuống. Điều này, thực sự, đã gây lên sự lo ngại cho những nhà chính sách và các nhà kinh tế ở Việt Nam. Nhiều nghiên cứu, nhiều cuộc thảo luận đã được tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân của sự suy giảm này. Các phân tích chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á đã có tác động xấu đến luồng FDI vào Việt Nam nhưng nguyên nhân chủ yếu là do sự kém hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Trong quá trình theo học ngành Kinh tế đối ngoại tại trường Đại học Ngoại thương và cụ thể là qua môn Đầu tư nước ngoài, em đã có được những kiến thức cơ bản về lĩnh vực này do đó em quyết định chọn việc phân tích thực trạng FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 1997-2001 làm nội dung cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Thông qua quá trình tổng hợp, phân tích và đánh giá các thông tin về thực trạng hoạt động FDI vào Việt Nam bài viết sẽ xem xét các tác động của vốn FDI đến quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam, đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản gây nên sự sụt giảm trong đà tăng trưởng của FDI vào Việt Nam trong giai đoạn gần đây và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả hơn dòng vốn đầu tư này.
Đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai Đoạn 1997-2002: Nguyên nhân tăng trưởng chậm và giải pháp khắc phục
Khoá luận bao gồm 3 chương: Chương thứ nhất xem xét những ưu thế của vốn FDI cùng với những tác động quan trọng của nó đến nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đồng thời sẽ tiến hành nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI của một quốc gia. Chương thứ hai sẽ tìm hiểu cụ thể khả năng thu hút FDI của Việt Nam, thực trạng quá trình thu hút trong thời gian qua và đánh giá những tác động của nó đối với nền kinh tế quốc dân. Những tồn tại trong hoạt động FDI ở nước ta cũng như nguyên nhân của nó cũng sẽ được xem xét ở Chương này. Khoá luận sẽ được kết thúc bằng Chương thứ ba với những giải pháp đề xuất nhằm cải thiện khả năng thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 183
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16