Mã tài liệu: 216845
Số trang: 18
Định dạng: doc
Dung lượng file: 272 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
[FONT="]II/ Các nguồn huy động vốn Đầu tư[FONT="] [FONT="]
[FONT="]1.[FONT="] [FONT="]Nguồn vốn đầu tư trong nước
[FONT="]Nguồn vốn đầu tư trong nước là nguồn vốn hình thành từ phần tích lũy nội bộ của nền kinh tế. Bao gồm tiết kiệm của khu vực tư dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình sản xuất của xã hội. Biểu hiện cụ thể của nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà nước, nguồn vốn của khu vực tư nhân, và thị trường vốn .
[FONT="]
[FONT="]1.1. Nguồn vốn nhà nước :
[FONT="]Nguồn vốn nhà nước là nguồn vốn thuộc sở hữu của khu vực nhà nước, cụ thể là các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các khoản tín dụng đầu tư phát triển và vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước.
[FONT="]1.1.1[FONT="] [FONT="]Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
[FONT="] Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn thu khác nhau như thuế, phí tài nguyên, bán hay cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước . Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư.
[FONT="] Nguồn vốn này giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nó thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực cần tham gia của nhà nước. Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung phí đầu tư cho [URL="http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%C6%A1_s%E1%BB%9F_k%E1%BA%BFt_c%E1%BA%A5u_h%E1%BA%A1_t%E1%BA%A7ng&action=edit&redlink=1"]cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các [URL="http://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh_nghi%E1%BB%87p"]doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi [URL="http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%C3%A0nh_ph%E1%BA%A7n_kinh_t%E1%BA%BF&action=edit&redlink=1"]thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của [URL="http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n_l%E1%BB%B1c"]điện lực, [URL="http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%85n_th%C3%B4ng"]viễn thông, [URL="http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0ng_kh%C3%B4ng"]hàng không đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp).[FONT="]
[FONT="] Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các [URL="http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Doanh_nghi%E1%BB%87p_Nh%C3%A0_n%C6%B0%E1%BB%9Bc&action=edit&redlink=1"]doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng [URL="http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A1nh_tranh_kh%C3%B4ng_ho%C3%A0n_h%E1%BA%A3o"]cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự [URL="http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n&action=edit&redlink=1"]phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước sẽ chi cho các khoản [FONT="]t[FONT="]rợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp[FONT="], thất nghiệp[FONT="] hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội,[FONT="] [FONT="]trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu,các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số,[FONT="] [FONT="]chính sách việc làm,[FONT="] [FONT="]chống mù chữ,[FONT="] [FONT="]h[FONT="]ỗ trợ đồng bào lũ lụt. Đối với các hoạt động quốc phòng và an ninh quốc gia thì ngân sách nhà nước là nguồn cung chủ yếu không thể thiếu.
[FONT="]1.1.2[FONT="] [FONT="]Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:
[FONT="] Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. [FONT="]Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng, nên Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất.[FONT="]
[FONT="] Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước về chi ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn. Vì cơ chế của tín dụng là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này buộc các đối tượng vay vốn phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản vay để bảo đảm khả năng thanh toán nợ.
[FONT="]Ngoài ra, nguồn vốn này còn có 1 vai trò đáng kể trong việc phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tê vĩ mô: không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện cả mục tiêu phát triển xã hội. Khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện khi các khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây, cho nên đầu tư của Nhà nước vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm, các vùng khó khăn .tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinh tế
[FONT="]1.1.3.[FONT="] [FONT="]Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước:
[FONT="] Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Theo Bộ kế hoạch đầu tư, nguồn vốn của Doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm khoảng 14 – 15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
[FONT="]Vai trò chủ yếu của nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, chống lạm phát .
[FONT="]
[FONT="]1.2. Nguồn vốn của dân cư và tư nhân:
[FONT="]Nguồn vốn của khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Chúng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương. Kinh tế dân doanh lại là khu vực phát triển rất nhanh và năng động, tạo ra công ăn việc làm cho nền kinh tế.Với việc xây dựng lại các ngành nghề thủ công truyền thống sẽ giải quyết thất nghiệp tại các vùng nông thôn, huy động nhiều nguồn lực xã hội tập trung đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với các doanh nghiệp dân doanh, phần tích luỹ của các doanh nghiệp này có đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội. Ở một mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong những nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 83
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 17