Mã tài liệu: 283950
Số trang: 63
Định dạng: zip
Dung lượng file: 411 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
phần 1
1-/ ĐẦU TƯ VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
Trong điều kiện của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vấn đề đặt ra là cần phải có vốn đầu tư và thực hiện hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư dùng để xây dựng nhà xưởng, mua sắm hoặc bổ sung trang thiết bị, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động. Vốn đó dù có sự khác nhau về quy mô hay cơ cấu song là cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất, với các quốc gia, nhất là đối với những cơ sở mới bắt đầu hình thành và với những quốc gia còn ở trình độ lạc hậu chưa hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, trong đó có Vương Quốc Campuchia.
Vốn đầu tư trong nền sản xuất hàng hoá là tiền được tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân, là vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra của cải lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt xã hội và từng gia đình.
Vốn đầu tư có thể được huy động từ trong nước, hoặc từ nước ngoài. Trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế phát triển mạnh như ngày nay thì nguồn vốn từ nước ngoài ngày càng trở thành phổ biến hơn và có vai trò không nhỏ. Mặc dù về lâu dài vốn đầu tư trong nước luôn giữ vai trò chủ yếu, nhưng không mất đi tính chất quan trọng của nguồn vốn nước ngoài.
Vốn đầu tư được sử dụng để phục vụ cho những mục tiêu phát triển nhất định. Xét về bản chất thì việc sử dụng đó chính là quá trình thực hiện việc chuyển hoá vốn tiền tệ thành các yếu tố của quá trình tái sản xuất, được gọi là hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư bao giờ cũng dựa trên những điều kiện vật chất và mục tiêu cụ thể, trước mắt và lâu dài ở tầm vĩ mô hoặc vi mô.
Tuy nhiên, hiện nay còn có khá nhiều định nghĩa khác nhau về đầu tư, trong đó có mấy khái niệm tiêu biểu sau đây:
- Đầu tư (Investment) là việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra năng lực vốn lớn hơn. Vốn đầu tư là phần tích luỹ xã hội của các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh, là tiền tiết kiệm của dân và huy động từ các nguồn khác, được đưa vào tái sản xuất xã hội. Trên bình diện doanh nghiệp, đầu tư là việc di chuyển vốn vào một hoạt động nào đó nhằm mục đích thu lại khoản tiền lớn hơn.
- Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội.
Đặc điểm của đầu tư là nó xảy ra trong một thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên đến 50 - 70 năm hoặc lâu hơn nữa. Những hoạt động kinh tế ngắn hạn thường trong vòng 1 năm không nên gọi là đầu tư.
- Đầu tư (kinh tế) là việc bỏ vốn vào một doanh nghiệp, một công trình xây dựng hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách, vốn tự có, liên doanh hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hoá, mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng.
Những cách diễn đạt trên không có sự khác biệt lớn. Theo đó, một hoạt động được coi là đầu tư phải đảm bảo các đặc trưng là:
- Sử dụng vốn vào việc phát triển kinh tế - xã hội;
- Có tính sinh lợi
- Với thời gian kéo dài
- Nhằm mục đích thu lại khoản tiền (hoặc mục đích xã hội) lớn hơn;
- Là hoạt động tài chính (bỏ vốn thu lợi nhuận), vốn đầu tư có thể là tiền tệ, là tư liệu sản xuất, là tài nguyên, hoặc sức lao động, hoặc các dạng vật chất khác như: công nghệ thông tin, nhãn hiệu, bằng phát minh, biểu tượng, uy tín hàng hoá và các phương tiện đặc biệt khác như cổ phiếu, hối phiếu, vàng bạc đá quý v.v...
Như vậy có thể nói khái quát: đầu tư là hoạt động kinh tế gắn với việc sử đụng vốn dài hạn nhằm mục đích sinh lợi. Đầu tư có thể được phân ra nhiều loại tuỳ theo giác độ nghiên cứu. Đầu tư có thể được phân loại theo những tiêu thức chính sau đây:
- Phân loại theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng mà mình bỏ vốn:
+ Phân loại theo mục tiêu đầu tư;
+ Phân loại theo nội dung kinh tế;
+ Phân loại theo thời gian sử dụng;
+ Phân loại theo lĩnh vực đầu tư;
- Phân loại theo nội dung nghiên cứu: đầu tư được chia thành 3 loại:
+ Đầu tư vào lực lượng lao động: nhằm mục đích tăng về lượng và chất, là các yếu tố quan trọng nhất của quá trình kinh doanh. Đó là sức lao động, thông qua tuyển mộ, thuê mướn và đào tạo chuyên gia, cán bộ quản lý và công nhân.
+ Đầu tư vào tài sản lưu động: nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục nhịp nhàng của quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là: tư liệu sản xuất giá trị nhỏ, nguyên vật liệu, tiền tệ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Đầu tư xây dựng cơ bản: nhằm tạo ra hoặc nâng cao mức độ hiện đại tài sản cố định của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng mới nhà xưởng, các công trình hạ tầng và đầu tư cho thiết bị máy móc, công nghệ bằng phát minh, mua bản quyền, bí quyết công nghệ. Đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò quyết định, gắn liền với việc nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi một khoản vốn lớn và cần được tính toán một cách chuẩn xác, nếu không sẽ dẫn đến sự lãng phí tiền của rất lớn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem