Mã tài liệu: 263161
Số trang: 17
Định dạng: zip
Dung lượng file: 133 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu thoát khỏi nước kém phát triển vào trước năm 2010 và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đũi hỏi nước ta phải có một lượng vốn khổng lồ.
Cùng với việc huy động nguồn vốn đầu tư trong nước, nhất là nguồn vốn ngoài nhà nước, là việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của VN trong những năm qua tăng khá nhanh về chất và lượng. Tính đến nay đó cú hàng ngàn DN, bao gồm cả cỏc tập đoàn lớn nhất thế giới, từ hơn 77 quốc gia và vùng lónh thổ đầu tư trực tiếp vào VN với tổng vốn đăng ký trờn 70 tỉ USD.
VN đang là điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trong bối cảnh đang dấy lên một làn sóng đầu tư mạnh mẽ mới vào VN.
Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc được xúc tiến gắn liền với sự kiện bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa hai nước năm 1992. Từ đó cho tới nay Hàn Quốc đã và đang trở thành một đối tác hàng đầu của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế mà đặc biệt là đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam.
Tuy nhiờn, các chuyên gia nước ngoài cho thấy môi trường đầu tư của VN vẫn cũn khụng ớt trở ngại. VN đó chứng minh cho thấy tiềm năng to lớn trong việc thu hút FDI... Tuy nhiên, không chắc chắn vốn ồ ạt đổ vào VN sẽ kéo dài trong bao lâu.
Theo một nghiờn cứu của NH Hợp tỏc quốc tế Hàn Quốc , đa số các DN Hàn Quốc khi đầu tư vào VN lấy tiêu chí "nhân công lao động rẻ" là lợi thế. Nhưng lợi thế này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập khá.
Cỏc nghiờn cứu khỏc cũng cho thấy cỏc DN Hàn Quốc đang coi cơ sở hạ tầng, hệ thống phỏp lý và điều hành của VN là những trở ngại lớn.
Một số nhà đầu tư chọn VN vỡ muốn... trỏnh đầu tư quá nhiều vào Trung Quốc (phân tán rủi ro). Vỡ vậy, nhiều DN Hàn Quốc có xu hướng đặt chiến lược "Trung Quốc+1", có nghĩa là VN sẽ là lựa chọn thứ 2, hoặc thứ 3, thứ 4 sau Trung Quốc để đầu tư.
Đội ngũ luật sư VN cũn thiếu am hiểu về hệ thống luật phỏp quốc tế. Đây cũng là một khó khăn trong tiến trỡnh hội nhập.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu chậm một bước sẽ bị thua, do đó, VN phải luôn theo dừi những diễn biến trong thu hỳt FDI của cỏc nước khác để có chính sách thu hút phù hợp.
Trong thời gian tới, VN vẫn tiếp tục tăng số lượng các dự án FDI, song sẽ phải quan tâm nhiều hơn tới chất lượng của dự án. Các dự án FDI sẽ phải được chọn lọc thật kỹ, làm sao để có thể thu hút được những công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của các nước khác. Đối tượng cũng phải là những công ty xuyên quốc gia, có tiềm lực về tài chính và công nghệ. Tuy VN có lợi thế về nguồn lao động giỏ rẻ, song trỡnh độ chuyên môn lại không cao. Nếu chủ quan, không đào tạo lao động tích cực hơn thỡ trong tương lai chất lượng đầu tư vào VN sẽ không được như mong đợi.
Do đó, việc nghiên cứu, khảo sát cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam để có những giải pháp thích hợp là cần thiết, nên tác giả chọn đề tài "Tiềm năng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc" để nghiên cứu, làm đề án chuyên nghành kinh doanh quốc tế.
2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Mục đích:
Đánh giá tiềm năng của Việt Nam trong việc thu hút FDI của Hàn Quốc, đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ thực trạng về FDI của Hàn Quốc nói chung và FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam.
- Đánh giá tiềm năng của Việt Nam trong việc thút vốn FDI của Hàn Quốc.
- Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong việc thu hút FDI của Hàn Quốc, đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm thúc đẩy FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời mở cửa và hội nhập của đất nước.
Phạm vi nghiên cứu:
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam kể từ khi quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc được xúc tiến vào năm 1992 đến nay (hết tháng 8 năm 2007). Các phương hướng và giải pháp đề xuất đến năm 2010, định hướng đến 2020.
3.Phương pháp nghiên cứu
Đề án vận dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị học Mác - Lê nin như : phương pháp biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lôgic thống nhất với lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như quan sát, thống kê, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, phương pháp hệ thống... để giải quyết các vấn đề thuộc nội dung của đề án.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 173
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 17