Mã tài liệu: 287346
Số trang: 48
Định dạng: zip
Dung lượng file: 212 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
Từ nhiều năm nay, hoạt động Đầu Tư Tín Dụng đã đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo duy trì năng lực sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng của xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Thực tế cho thấy có nhiều phương pháp để huy động vốn cho đầu tư phát triển cũng như cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: vốn cấp phát từ ngân sách, vốn cổ phần bán công trái, và một số công cụ nợ khác. Tuy nhiên, với ưu thế là nguồn vốn lớn, thời gian giải ngân chắc chắn, có sự quản lý giám sát chặt chẽ ... thì vốn Đầu Tư Tín Dụng đã đóng góp tới hơn 10% trong tổng nguồn vốn đấu tư toàn xã hội (giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000).
Hiện nay, các ngân hàng rất quan tâm tới tín dụng trung dài hạn mà biểu hiện cụ thể là đầu tư tín dụng theo dự án bởi hai lý do: một là đầu tư tín dụng theo dự án góp phần quan trọng trong thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế của quốc gia, thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm; hai là đầu tư tín dụng theo dự án góp phần hạn chế rủi ro cho bản thân ngân hàng cũng như cho chủ đầu tư. Nhưng để quản lý hoạt động đầu tư tín dụng hiệu quả thì không phải đơn giản, bởi cho đến nay vấn đề xác định hiệu quả, đánh giá hiệu, quản lý việc sử dụng vốn đang còn rất nhiều vướng mắc. Như Richard Hely trong cuốn “Farming agribusiness thì : “Phương pháp đánh giá các dự án dường như chưa được áp dụng đúng ở tất cả các cấp của hệ thống quản lý kinh tế của Việt Nam. Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, những số tiền lớn của xã hội chi cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư trực tiếp sản xuất nhưng bị lãng phí do chưa điều tra kỹ lưỡng về tính khả thi của các phương án , nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế. Mặc dù sự lầm lẫn trong một số quyết định đầu tư là không tránh khỏi những nhưng cần có một kỹ thuật tốt để thẩm định các dự án một cách hệ thống. Những kỹ thuật này có thể làm tăng vọt tỷ lệ các dự án thành công và các quan chức cũng như các nhà quản lý kinh tế nên học tập và áp dụng chúng.”
Hơn thế, qua thực tế ta cũng thấy rằng trong số rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của đầu tư nói chung và đầu tư tín dụng theo dự án nói riêng thì thẩm định dự án có vai trò quan trọng nhất. Để góp phần một lần nữa làm sáng tỏ điều này em lựa chọn đề tài: “Thẩm định – nhân tố quyết định đến hiệu quả đầu tư tín dụng theo dự án”. Đề tài sẽ đi phân tích vai trò của thẩm định đối với ĐTTD có nghiên cứu thực trạng thẩm định dự án trong hệ thống ngân hàng hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn trực tiếp trong quá trình em thực hiện dự án. Em rất mong có sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16