Mã tài liệu: 214143
Số trang: 35
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 489 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tây Nguyên là vùng có vị trí chiến lược quan trọng
về kinh tế, chính trị, quốc phòng không chỉ đối với
Việt Nam mà còn đối với cả khu vực Đông Dương.
Với đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn tài
nguyên, Tây Nguyên hội đủ các yếu tố có thể bức phá
vượt lên trong phát triển của cả nước, thế nhưng cho
đến nay Tây Nguyên vẫn là vùng nghèo, vùng kém
phát triển, vẫn chưa thể phát triển tương xứng với
tiềm năng. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho thực
trạng này, trong đó có vấn đề tương đối nổi bật là
thiếu tiền vốn cho đầu tư phát triển.
Với kỳ vọng nghiên cứu một cách có hệ thống từ lý
luận đến thực tiễn nhằm hiểu đúng căn nguyên của sự
"ách tắc" làm cơ sở cho việc nêu lên một số ý kiến
góp phần cải biến hoạt động "khơi thông dòng chảy"
để các nguồn vốn đầu tư chảy đến các tỉnh vùng Tây
nguyên ngày một nhiều hơn và được sử dụng một
cách hiệu quả hơn mà tác giả chọn vấn đề "TĂNG
CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG TÂY
NGUYÊN" làm đề tài nghiên cứu cho luận án của
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về
huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế- xã hội
vùng.
- Phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn đầu tư
cho phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây nguyên thời
gian qua, tìm ra hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp
nhằm tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển
kinh tế- xã hội vùng Tây nguyên.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên
quan đến huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế-
xã hội vùng Tây Nguyên.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn vùng Tây
nguyên
- Về thời gian : Nghiên cứu kết quả từ năm 2000 đến
nay và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đến năm
2020.
- Về nội dung: vốn đầu tư được hiểu là vốn đầu tư
cho phát triển, được huy động và đưa vào sử dụng cho
quá trình tái sản xuất xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc sử dụng rộng rãi các phương pháp
nghiên cứu truyền thống như duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp tổng
hợp, phân tích và so sánh; luận án quan tâm sử dụng
phương pháp điều tra khảo sát và phương pháp lấy ý
kiến chuyên gia.
5. Các đóng góp mới của luận án
(1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về huy động vốn
đầu tư cho phát triển kinh tế- xã hội vùng; dựa trên
các lý thuyết của kinh tế học và khoa học quản lý kinh
tế, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình huy
động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế- xã hội vùng.
(2) Nhận diện đúng thực trạng tình hình huy động vốn
đầu tư cho phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây
Nguyên; chỉ ra các mặt còn hạn chế cần sớm khắc
phục để đẩy mạnh hơn nữa huy động vốn đầu tư. (3)
Đề ra phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp huy
động vốn đầu tư xuất phát từ chiến lược phát triển
mạnh mẽ vùng Tây Nguyên. Chiến lược phát triển Tây
Nguyên theo hướng phát triển vượt trước, phát triển có
3
trọng tâm trọng điểm, tạo ra các "hạt nhân phát triển"
dựa vào ưu thế vị trí và tài nguyên riêng có của vùng.
(4) Xác định đúng vị trí vai trò của từng nguồn vốn
đầu tư trong mối quan hệ với đối tượng đầu tư, trên cơ
sở đó lựa chọn, huy động ưu tiên từng nguồn vốn đối
với từng lĩnh vực cụ thể cho quá trình phát triển kinh
tế- xã hội vùng Tây Nguyên
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 248
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 140
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 17