Mã tài liệu: 214124
Số trang: 14
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 261 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình công nghiệp hoá, hầu hết các nước đang phát triển, đặc
biệt là các nước có điểm xuất phát từ nông nghiệp lạc hậu, đều thực hiện
chương trình phát triển công nghiệp tập trung thông qua việc phát triển các khu
công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT), khu thương mai
tự do .Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và nhiều nước đã khá thành công
phát triển KCN, KCX, KKT về thu hút vốn đầu tư, tạo việc làm, tập trung phát
triển công nghiệp, tăng trưởng kinh tế, phân bố lực lượng sản xuất, dân cư. Quá
trình phát triển này ở các nước trên cũng cho thấy việc xây dựng các loại hình
khu này kéo theo những biến đổi kinh tế-xã hội, cơ cấu kinh tế, di dân, lan toả
và hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật-xã hội của một khu vực. Từ đó đã thúc đẩy
sự hình thành, phát triển các đô thị công nghiệp (ĐTCN).
ở Việt Nam, KCN, KCX, KKT ra đời cùng với chính sách đổi mới mở
cửa do Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 khởi xướng. Nghị quyết Hội nghị
đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII năm 1994, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII
năm 1996, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá VIII cũng đã chỉ rõ chủ trương, mục tiêu và định hướng phát triển các
KCN, KCX, KKT trong các giai đoạn.Trong 15 năm qua, phát triển KCN,
KCX, KKT ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn lao, tuy nhiên, xét về
khía cạnh hình thành, phát triển ĐTCN cho thấy còn nhiều bất cập từ quy
hoạch, đầu tư, xây dựng cơ chế, chính sách . đến quản lý nhà nước.
Vì vậy việc nghiên cứu đề tài ″ Phát triển KCN, KCX gắn hình thành,
phát triển đô thị công nghiệp: kinh nghiệm một số nước Châu á và vận dụng
vào Việt Nam" không chỉ đáp ứng đòi hỏi yêu cầu cấp thiết thực tiễn phát triển
KCN, KCX, KKT ở Việt Nam hiện nay mà còn góp phần bổ sung những lý
luận về phát triển KCN, KCX, KKT trong quá trình thực hiện CNH.
2.Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Trong thời gian qua, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình, nhiều luận án
tiến sỹ và một số cuốn sách nghiên cứu cả về học thuật và tổng kết thực tiễn
liên quan đến KCN, KCX, KKT. Hầu hết các công trình này đều tập trung vào
việc đánh giá hoạt động, vai trò, hiệu quả, thu hút đầu tư nước ngoài, cơ cấu
ngành nghề, tổ chức quản lý nhà nước, xây dựng quy hoạch chi tiết, đầu tư xây
dựng hạ tầng. Điển hình là các công trình "Kinh nghiệm thế giới về phát triển
KCX và đặc KKT” ( Viện Kinh tế học, 1994);“ Một số vấn đề về quản lý nhà
nước đối với KCX ở Việt Nam” (Nguyễn Xuân Trình, Luận án tiến sỹ kinh tế,
1994); “Đặc KKT trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia”( Nguyễn
Thường Sơn, Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị, 1996; “ Mô hình đặc KKT của
1
Trung Quốc và những bài học cho phát triển đặc KKT ở Việt Nam”(Bạch Minh
Huyền, Phạm Mạnh Cường, 1998); “Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển
KCN, KCX ở Việt Nam” (Trần Hồng Kỳ, Luận án thạc sỹ quản trị kinh doanh
quốc tế, 2001); “Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý nhà nước KCN và KCX ở
Việt Nam” (Lê Công Huỳnh, Trần Hồng Kỳ, Vũ Văn Thái, Nguyễn Minh Sang,
đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2002 .Tuy nhiên,
chúng tôi thấy chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về phát triển KCN,
KCX, KKT gắn với việc hình thành, phát triển ĐTCN.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Mục đích của Luận án:
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của KCN, KCX, KKT ở Trung
Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a trong việc hình thành và phát triển ĐTCN. Trên cơ
sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào Việt Nam.
Nhiệm vụ:
-Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về KCN, KCX, KKT trong
quá trình công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH), hình thành và phát triển
ĐTCN. Trên cơ sở lý luận về CNH, HĐH và các lý thuyết liên quan, phân tích
tác động và vai trò của các khu này đến việc hình thành, phát triển ĐTCN.
-Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển đặc KKT ở Trung Quốc, KCN
ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam gắn với hình thành, phát triển ĐTCN, Luận
án đưa ra những kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các KKT KCN, KCX.
Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn trong việc nghiên cứu về xây
dựng các KCN, KCX, KKT ở Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam
gắn với việc hình thành, phát triển ĐTCN.
4. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về mở cửa, hội nhập, CNH, HĐH
và phát triển KCN, đô thị ở Việt Nam.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, kết hợp lôgic với lịch
sử, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê và xử lý số liệu, tổng hợp, phân
tích hệ thống, mô tả, chứng minh và so sánh để nghiên cứu và trình bày các vấn
đề đặt ra.
5. Những
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 89
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 216
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 17