Mã tài liệu: 287237
Số trang: 56
Định dạng: zip
Dung lượng file: 296 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Chương I
Vai trò của nguồn vốn ODA đối với
công tác xoá đói giảm nghèo
I. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) với phát triển kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển.
1. Nguồn vốn ODA.
ODA ra đời sau chiến tranh thế giới II cùng với kế hoạch Marshall để giúp các nước Châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá. Để tiếp nhận viện trợ của kế hoạch Marshall các nước Châu Âu thành lập tổ chức hợp tác và phát triển kt (OECD). Ngày nay tổ chức này bao gồm 30 nước và không chỉ có các nước Châu Âu, tham gia tổ chức này còn có Mỹ, Australia, Nhật, Hàn Quốc…
ODA là một bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt của các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế. Ngày nay hầu hết các nước đều thừa nhận rằng ODA là một nguồn thu quan trọng cho ngân sách để các nước đang phát triển đầu tư phát triển KT- XH.
1.1. Những quan điểm về ODA.
Trong quá trình phát triển của nền kt thế giới đã có nhiều quan điểm khác nhau ODA. Trước đây, ODA được coi là một nguồn vốn viện trợ ngân sách của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển. Với quan điểm này ODA mang tính tài trợ là chủ yếu.
Ngày nay, trong xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hóa nền kinh tế đã hình thành nên một quan điểm hoàn toàn mới về ODA. Quan điểm này cho rằng ODA là hình thức hợp tác phát triển của các nước đã công nghiệp hoá và các tổ chức quốc tế với các nước đang phát triển. Theo quan điểm này, ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản vốn vay với điều kiện ưu đãi của Chính Phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ (NGO).
ODA theo quan điểm của Chính Phủ Việt Nam là sự hợp tác phát triển giữa nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.
Nói chung ODA được gọi là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền nhà nước hay địa phương) của một nước hay một tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của nước này.
Quá trình phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc sẽ dẫn đến sự liên kết chặt chẽ qua lại về mặt kinh tế giữa các quốc gia và giữa nhiều quốc gia với nhau. Đây là một nhân tố thúc đẩy sự gia tăng về số lượng cũng như chất lượng của ODA. Các nước tài trợ lớn trên thế giới, hàng năm đều căn cứ vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước mình để từ đó điều chỉnh khối lượng ODA cung cấp cho các nước đang phát triển.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 141
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 821
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 210
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 174
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16