Mã tài liệu: 23722
Số trang: 100
Định dạng: docx
Dung lượng file: 830 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Trồng dâu nuôi tằm ,ươm tơ dệt lụa là một nghề truyền thống đã có ở nước ta hàng ngàn năm nay. Từ thời Hùng Vương đã có truyền thống về nàng công chúa Thiều Hoa dậy nhân dân biết kết hợp nghề nông với nghề trồng dâu nuôi tằm ,ươm tơ dệt cửi ,tạo ra những sản phẩm nổi tiếng. Ngày nay nghề trồng dâu nuôi tằm có vai trò to lớn hơn, vì nó tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, góp phần tích luỹ ngoại tệ cho đất nước . Mặt khác nghề trồng dâu nuôi tằm được thực hiện ở địa bàn nông thôn , với lượng vốn đầu tư cho sản xuất không lớn và không tập trung cùng lúc như những ngành nghề khác , nó tận dụng được lao động dư thừa, lao động phụ ( người già ,trẻ em ) trong nông thôn. Nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển còn tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ khác như công nghiệp chế biến ,công nghiệp dệt may phát triển. Chính vì vậy ,có thể nói phát triển trồng dâu nuôi tằm là kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa sản xuất và chế biến ,giữa nông nghiệp và công nghiệp ,tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, phát triển những doanh nghiệp chế biến.
Sản phẩm chính của trồng dâu nuôi tằm là tơ và lụa tơ tằm . Đây là mặt hàng có giá trị ,đồng nghĩa với sự xa xỉ ,đắt tiền . Bởi vì sợi tơ tằm và các sản phẩm hoàn tất của nó có những đặc tính rất đặc biệt mà bất cứ loại tơ sợi nào khác cũng không có được. Đặc tính đó là mịn ,bền ,đẹp,có khả năng hút ẩm mà vẫn thoáng mát. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu ăn, ở ,mặc của con người ngày càng tăng lên .Đặc biệt ,khi vấn đề thời trang được coi trọng, nó đòi hỏi vải may mặc phải có chất lượng cao thì lụa tơ tằm ngày càng chiếm ưu thế. Theo ý kiến đánh giá của các nhà phân tích thị trường trong thời gian qua lượng cung sản phẩm tơ tằm trên thị trường thế giới chưa bao giờ cung ứng để cho nhu cầu ngày càng tăng lên đối với loại sản phẩm này.
Đối với ngành dâu ,tơ tằm Việt Nam trong 5 năm gần đây lượng kén cung cấp cho các cơ sở ươm tơ trong nước chỉ đạt khoảng 30- 35 %nhu cầu. Mặc dù vậy nhu cầu nội tiêu về sản phẩm tơ tằm tăng nhanh từ 0,15 triệu mét năm 1995 lên 1,5 triệu mét năm 1999. Chính những điều đó đã thúc đẩy ngành trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa ở nước ta hồi phục và phát triển để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đồng thời để khai thác có hiệu quả tiềm năng của các vùng ,góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn.
Công ty dâu tằm tơ 1 là doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu tơ tằm. Trong những năm qua, sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu ra thị trường thế giới. Để sản phẩm có thể vươn ra được thị trường thế giới là sự nỗ lực không ngừng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của Công ty, nhất là trong điều kiện kinh tế với xu hướng hội nhập như hiện nay.
Nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm tơ tằm của thị trường vẫn tăng song không phải doanh nghiệp sản xuất tơ tằm nào cũng có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu về sản phẩm của thị trường. Công ty dâu tằm tơ 1 cũng vậy ,mặc dù có nhiều cố gắng trong sản xuất song tình hình sản xuất của Công ty còn nhiều điều cần nghiên cứu như : nguồn nguyên liệu cho sản xuất ,nguồn hàng xuất khẩu ,thị trường đầu ra , tổ chức phân phối sản phẩm ... Sản xuất như thế nào để sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao nhất. Sản phẩm làm ra xuất khẩu có giá trị nhất, trong điều kiện giá cả xuất khẩu luôn biến động. Để có thể cải tiến sản xuất kinh doanh và khắc phục những diễn biến phức tạp của thị trường mà Công ty đang phải đối phó cần tìm ra một giải pháp thích hợp nhất cho sản xuất và xuất khẩu của Công ty. Vì vậy cần có sự nghiên cứu hoàn thiện quá trình sản xuất và phân tích sự biến đổi của thị trường, từ đó tiến hành xây dựng một chiến lược từ sản xuất đến xuất khẩu sản phẩm một cách thích hợp trong từng khâu từng giai đoạn sao cho có hiệu quả nhất giúp Công ty phát triển sản xuất kinh doanh vững bước trong thế kỉ 21. Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tơ tằm tại Công ty dâu tằm tơ 1 ”
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Phần 1 : Đặt vấn đề
Phần 2 : Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Phần 3 : đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Phần 4 : Kết quả nghiên cứu
Phần 5 : kết luận và kiến nghị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 254
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 129
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 120
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16