Mã tài liệu: 75235
Số trang: 84
Định dạng: docx
Dung lượng file: 957 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng rãi: Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân 7,5%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên 50% vào đầu những năm 90 xuống còn 14,5% vào năm 2008. Hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (2008 - 2009 ), Việt Nam cũng là thành viên tích cực của ASEAN, APEC, và nhiều Diễn đàn, tổ chức quốc tế khác... Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của Viện trợ phát triển chính thức như một phần trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam.
Năm 2011 là năm đầu tiên Việt Nam bước vào thực hiện chiến lược phát triển kinh tế mới với 3 nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra là: (1) Hoàn thiện thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, (2) Phát triển nguồn nhân lực, (3) Phát triển cơ sở hạ tầng. Chắc chắn, trong thời gian tới, ODA vẫn tiếp tục là nguồn vốn hỗ trợ đắc lực để chính phủ Việt Nam thực hiện thành công những mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm 2011 – 2020.
Gần 20 năm có mặt tại Việt Nam trong vai trò là nhà tài trợ, Nhật Bản luôn nổi lên với tư cách là một trong ba nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam (chiếm khoảng 40% tổng giá trị vốn ODA mà Việt Nam ký kết được). Giá trị của nguồn vốn này không chỉ dừng lại ở quy mô tài chính mà còn là những kinh nghiệm quý báu mà đối tác mang lại cho chúng ta thông qua các dự án hợp tác song phương về y tế, giáo dục, công nghệ và đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Mặc dù vậy, khi nhìn lại quá trình hợp tác ODA song phương Việt Nam – Nhật Bản, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn tại không ít vấn đề cần khắc phục trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn này, nhất là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng bởi đây là lĩnh vực mà cả hai phía đều rất chú trọng.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Giới thiệu chung về cơ sở thực tập và vài nét tổng quan về hiệu quả sử dụng ODA trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Chương II: Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Chương III: Định hướng và giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 714
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 19