Mã tài liệu: 284308
Số trang: 78
Định dạng: zip
Dung lượng file: 494 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư từ lâu vẫn đựoc coi là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và là chìa khoá cho sự phát triển của mỗi quốc gia, của nền kinh tế thế giới. Đối với Hải Dương, là một tỉnh chủ yếu phát triển nông nghiệp và tồn tại nhiều tiềm năng về mọi mặt cho phát triển kinh tế xã hôi thì đầu tư lại càng có vai trò quan trọng. Trong những năm qua, có thể nói bộ mặt kinh tế của tỉnh đã có những bước thay đổi đáng kể, có tính chất nhảy vọt, đó là sự tăng trưởng GDP, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao các phúc lợi cho người dân. Song, nhìn nhận lại và đặt trong sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới thì sự phát triển ấy chưa phải là lớn, đặc biệt khi mà tỉ lệ nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế cũng như tỉ lệ ở nông thôn trong cơ cấu lao động còn cao, trình độ của lao động còn thấp và cơ cấu đào tạo chưa hợp lí. Nói tóm lại, mọi hoạt động vẫn cần phải có sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu hơn nữa.
Để xác định được một hướng đi đúng đắn cho phát triển kinh tế xã hội địa phương và những việc cần làm để thực hiện những bước đi ấy không phải là vấn đề mà một cá nhân hay tổ chức nào một mình có thể đảm nhận, nó đòi hỏi sự cố gắng và phối hợp trong hoạt động của tất cả các cấp các ngành trong tỉnh. Và ở đây, vẫn luôn khẳng định được vai trò quyết định và hết sức quan trọng của hoạt động đầu tư , đó là càn thiết phải tăng cường đầu tư phát triển mọi mặt nền kinh tế xã hội. Song, vấn đề đặt ra là mọi nguồn lực đều có hạn, đúng theo lý thuyết kinh tế của các nhà kinh tế cổ điển thì nó cần sự tác động mạnh mẽ từ bên ngoài, mà ở đây chính là thu hút ngày càng nhiều, tranh thủ mọi nguồn vốn có thể để phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, sau quá trình học tập và được thâm nhập thực tế tại tỉnh, em xin được đưa ra những hiểu biết và kiến nghị của mình thông qua đề tài: " Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào Hải Dương", gồm 3 phần:
Chương I: Một số vấn đề lí luận chung.
Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư tại địa bàn Hải Dương giai đoạn từ 1996 đến nay.
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn vào Hải Dương thời gian tới.
Đề tài này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ tận tình của phòng thẩm định và đầu tư phát triển- Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương và cô Trần Mai Hương. Em xin chân thành cảm ơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 148
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 39
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 17