Mã tài liệu: 21602
Số trang: 73
Định dạng: docx
Dung lượng file: 507 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Có nhiều cách định nghĩa dự án. Tuỳ theo mục đích mà nhấn mạnh một khía cạnh nào đó. Trên phương diện phát triển, có hai cách hiểu về dự án: cách hiểu “tĩnh” và cách hiểu “động”. Theo cách hiểu thứ nhất “tĩnh” thì dự án là hình tượng về một tình huống (một trạng thái) mà ta muốn đạt tới. Theo cách hiểu thứ hai “động” có thể định nghĩa dự án như sau:
Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới.
Như vậy theo định nghĩa này thì:
- Dự án không chỉ là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định.
- Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà phải cấu trúc nên một thực thể mới.
Trên phương diện quản lý, có thể định nghĩa dự án như sau:
Dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất.
Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính:
- Nỗ lực tạm thời (hay có thời hạn). Nghĩa là, mọi dự án đầu tư đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc xác định. Dự án kết thúc khi mục tiêu của dự án đã đạt được hoặc khi xác định rõ ràng mục tiêu của dự án không thể đạt được và dự án bị loại bỏ.
- Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất là sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt so với những sản phẩm tương tự đã có hoặc dự án khác.
Dù định nghĩa khác nhau nhưng có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của khái niệm dự án như sau:
- Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Mỗi dự án thể hiện một hoặc một nhóm nhiệm vụ cần được thực hiện với một bộ kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó. Dự án cũng là một hệ thống phức tạp nên cần được chia thành nhiều bộ phận khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao.
- Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Nghĩa là, giống như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc.
Kết cấu chuyên đề:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng quy trình
Chương 3: Phương hướng và kiến nghị một số giải pháp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem