Mã tài liệu: 115251
Số trang: 72
Định dạng: docx
Dung lượng file: 591 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, vốn là một nhân tố không thể không được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần có vốn hơn nhiều hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ cần phải có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
FDI được xem như chiếc chìa khoá của sự tăng trưởng kinh tế. Nó đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trên thế giới. Tại các quốc gia có chính sách đầu tư nước ngoài hợp lý, FDI không chỉ làm tăng cung về vốn đầu tư mà còn có vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đặc biệt là thúc đẩy quá trình tích tụ vốn con người - một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Khu vực FDI đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội (KT- XH), FDI góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH- HĐH), tăng năng lực sản xuất, mở ra nhiều ngành nghề sản phẩm mới, tạo việc làm và quan trọng hơn là đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. FDI góp phần phát triển quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,mở rộng quy mô và thị trường xuất khẩu. Tạo điều kiện để tiếp thu, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh và học tập kinh nghiệm quản lý.
Điều này càng khẳng định sự lợi ích của FDI trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt là tại các quốc gia đang vươn mình cố gắng đạt đến giai đoạn cất cánh về kinh tế. Việt Nam là một những trường hợp điển hình hiện nay đang cố gắng bắt kịp các quốc gia lân cận trong vùng Đông Nam Á.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của Hải Phòng đến năm 2010, kinh tế đối ngoại luôn được xem là lĩnh vực kinh tế động lực của thành phố. Trong đó hoạt động đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực để thúc đẩy phát triển KT- XH của thành phố theo định hướng CNH – HĐH.
So với nhiều địa phương khác trong cả nước, Hải Phòng có lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý với vai trò là một trong những cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cảng biển quốc tế lớn nhất Miền Bắc và thứ hai cả nước (sau Thành Phố Hồ Chí Minh), là đầu mối giao thông của các tuyến đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt, là trung tâm thương mại du lịch lớn của Việt Nam, có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, dân số trẻ với lực lượng lao động dồi dào… Chính những lợi thế này giúp Hải Phòng là một trong những địa phương sớm nhất của Miền Bắc xây dựng được khu công nghiệp (KCN) tập trung và có quy mô lớn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Kết cấu đề tài:
Chương I giới thiệu tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư
Chương II phân tích thực trạng thu hút vốn FDI theo đối tác, theo hình thức đầu tư, theo ngành, lĩnh vực và thực trạng môi trường đầu tư ở thành phố Hải Phòng từ đó đánh giá được những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Chương III: Giải pháp góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút FDI ở Hải Phòng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 17