Mã tài liệu: 214065
Số trang: 26
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 375 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
1. Sự cần thiết của luận án
Trong những năm tới, kinh tế Việt Nam bước sang giai đoạn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới. Chính phủ đã khuyến khích chính quyền các địa phương chủ động trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Trong hoàn cảnh đó, Quỹ Đầu tư phát triển (ĐTPT) địa phương đã và đang trở thành một công cụ tài chính quan trọng giúp chính quyền địa phương tập trung nguồn lực đầu tư vào kết cấu hạ tầng, bao gồm cả khả năng huy động vốn và liên kết với khu vực kinh tế tư nhân.
Với chủ trương, chính sách huy động mọi nguồn lực của xã hội và nền kinh tế cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, cùng với ý tưởng thành lập công cụ tài chính riêng cho chính quyền địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập thí điểm Quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1997. Sau 10 năm thí điểm đã có 16 Quỹ đầu tư phát triển địa phương được thành lập trên cả ba miền của đất nước (chiếm 25% số địa phương trong cả nước), và số lượng Quỹ ĐTPT địa phương sẽ còn tăng lên trong thời gian tới. Hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương đã có sự phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian qua, từng bước khẳng định là một công cụ tài chính đắc lực của chính quyền địa phương đối với việc phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Tuy nhiên, họat động của các Quỹ ĐTPT địa phương còn chưa đều nhau, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng của các địa phương, đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, kể cả khó khăn về nguồn vốn dài hạn, về năng lực quản lý tài chính và thẩm định dự án. Nhìn thấy được vai trò quan trọng cũng như định hướng phát triển của các Quỹ ĐTPT địa phương trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, luận án lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ đầu tư phát triển địa phương ở Việt Nam hiện nay” làm đối tượng nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích và làm rõ thêm những nội dung lý luận về Quỹ đầu tư, Quỹ ĐTPT địa phương và kinh nghiệm về phát triển Quỹ đầu tư một số nước, rút ra bài học cho Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương ở Việt Nam.
4
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu qủa hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: hiệu quả hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương ở Việt Nam từ khi Quỹ ĐTPT được chính thức thành lập (năm 1996) đến nay và định hướng phát triển đến năm 2010.
Liên quan đến hoạt động của các Quỹ đầu tư, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên đối với Việt Nam, Quỹ Đầu tư và Quỹ Đầu tư phát triển địa phương vấn là vấn đề tương đối mới, vì vậy, số lượng các công trình nghiên cứu còn chưa nhiều. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu chủ yếu như: công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Uỷ ban chứng khoán Nhà nước) năm 2000 với chủ đề “Các giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại Quỹ đầu tư tại Việt Nam”; công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Uỷ ban chứng khoán Nhà nước) năm 2001với chủ đề “Hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán và Công ty quản lý quỹ tại Việt Nam”; Báo cáo nghiên cứu dự án “Chuẩn bị Quỹ ĐTPT địa phương” của Ngân hàng Thế giới (WB), .
Mỗi công trình, dự án nghiên cứu nêu trên có mục đích, đối tượng và phạm vi khác nhau và chưa có công trình nào thực hiện nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, có tính chất chuyên sâu về các Quỹ ĐTPT địa phương và hiệu quả hoạt động của nó, từ đó kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới như mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Luận án góp phần làm rõ thêm một số nội dung lý luận về Quỹ đầu tư, Quỹ ĐTPT địa phương và vai trò của Quỹ ĐTPT địa phương trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động các Quỹ ĐTPT địa phương ở nước ta thời gian qua; đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại.
- Trên cơ sở những vấn đề lý luận, thực tiễn, kết hợp với kinh nghiệm quản lý của một số nước, Luận án đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận án:
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án gồm 3 chương:
5
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Quỹ Đầu tư, Quỹ ĐTPT địa phương và hiệu quả hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương ở nước ta.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương ở nước ta hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 16