Mã tài liệu: 20867
Số trang: 69
Định dạng: docx
Dung lượng file: 239 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là một trong những xu hướng vận động chủ yếu trong đời sống kinh tế quốc tế hiện nay. Với xu hướng này thì việc hội nhập và mở cửa nền kinh tế quốc gia đã trở thành điều kiện bắt buộc của sự phát triển. Các quốc gia muốn tồn tại và phát triển thì không còn cách nào khác là phải có sự hợp tác kinh tế quốc tế. Với sự hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra trên khắp toàn cầu thì đầu tư nước ngoài đã trở thành vấn đề quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa các nước.
Hoà chung vào xu thế của thời đại, phù hợp với sự nghiệp đổi mới đất nước, Việt Nam đã rất chú trọng quan tâm đến việc tạo ra môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao với các nước trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Việc Nhà nước ta ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 cũng là nhằm mở rộng và thu hút vốn đầu tư từ nhiều nước trên thế giới. Và để phù hợp với thực trạng đầu tư ở từng giai đoạn phát triển của đất nước, Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung lãi thứ nhất năm 1990 và lần thứ hai năm 1992. Đến năm 1996 thì để thu hút có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà nước ta đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 thay thế các Luật đầu tư nước ngoài trước đó.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài còn có những tồn tại và bộc lộ nhiều thiếu sót, hạn chế trong các chính sách pháp luật về đầu tư nước ngoài. Hiện nay, trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính của các nước trong khu vực và trên thế giới đã và đang tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do vậy yêu cầu cấp bách hiện nay cần làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý của Luật Đầu tư nước ngoài.
Đề tài “Địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” là một trong những vấn đề pháp lý của Luật đầu tư. Chính vì vậy, em đã mạnh dạn chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn tình hiệu sâu sắc hơn các vẫn đề pháp lý về đầu tư nước ngoài, đặc biệt là địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh, cũng như xem xét một cách tổng thể khoa học quyền và nghĩa vụ của hình thức này theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Bằng các phương pháp phân tích, so sánh, chứng minh và tổng hợp, đề tài này được trình bày như sau:
Lời mở đầu
Chương I - Lý luận chung về doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam.
Chương II - Quy định của pháp luật về thành lập, quản lý, giải thể và
phá sản doanh nghiệp liên doanh.
Chương III - Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh
Kết luận và kiến nghị.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 160
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 39
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 35
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 16