Mã tài liệu: 28980
Số trang: 61
Định dạng: docx
Dung lượng file: 356 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế đều không thể là người đứng ngoài cuộc. Trong đó, hơn ai hết, doanh nghiệp mà đứng đầu là các DNNN chính là chủ thể để thực hiện quá trình hội nhập, là động lực hết sức quan trọng và then chốt góp phần quyết định sự thành công của quá trình này.
Cho đến nay, DNNN vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hầu hết các sản phẩm dịch vụ công ích, các điều kiện hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật cho các thành phần kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên so với yêu cầu hội nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNNN nói riêng còn phải phấn đấu rất nhiều bởi lẽ: Xuất phát điểm của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp; Các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng những công nghệ còn lạc hậu, cũ kỹ dẫn đến hao tốn nhiều nhiên liệu, giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm kém, khó bề cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác; Trình độ quản lý của cán bộ, trình độ chuyên môn của người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp; Các doanh nghiệp Việt Nam còn ít hiểu biết về thị trường thế giới, về luật pháp quốc tế, về cung cách làm ăn của các đối thủ cạnh tranh, vẫn còn có những doanh nghiệp có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp, bảo hộ của Nhà Nước, cho rằng hội nhập là công việc của Chính phủ, không phải là việc của doanh nghiệp, …
Trong thời gian qua, nhiều DNNN trong đó Công ty Sản xuất, kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà đã tích cực đổi mới tổ chức quản lí, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đầu tư, dịch vụ, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao trình độ quản lí và trình độ tay nghề của người lao động cho nên đã đạt được sự tăng trưởng mạnh
Tuy nhiên, để thực sự trở thành một doanh nghiệp nhà nước chủ đạo, tiếp tục phát triển mạnh mẽ, công ty cần tiếp tục có những giải pháp nhằm không ngừng đẩy mạnh, phát triển, xây dựng một chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn nhằm sắp xếp lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới cơ cấu sản xuất, kinh doanh phù hợp với lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo sức cạnh tranh cao không chỉ trong nước mà trong cả thị trường khu vực và thế giới.
Đó cũng là lý do em chọn đề tài "Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Sản xuất, kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà " làm chuyên đề thực tập của mình
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 120
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 5
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16