Mã tài liệu: 137804
Số trang: 103
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Hiện nay trên thế giới mọi người đều nhìn nhận rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của các nước và khu vực. Việc huy động vốn FDI để phát triển kinh tế xã hội là tận dụng điều kiện khách quan cực kỳ thuận lợi mà thế giới tạo ra thay vì phải bỏ ra hàng trăm năm để phát triển vượt qua thời kỳ tích luỹ ban đầu lâu dài và gian khổ như Anh, Pháp trước đây hay gần đây như Australia chẳng hạn, các nước đi sau có thể mượn sức những nước đi trước để thực hiện thành công chiến lược rượt đuổi. Rõ ràng có thể tồn tại khả năng đi xe miễn phí như nhau cho tất cả các nước đi sau. Song vốn đầu tư không bao giờ tự chảy vào các nước lạc hậu. Cơ may tận dụng khả năng đó chỉ thuộc về quốc gia nào có chiến lược khôn ngoan hơn, biết tận dụng hoàn cảnh thế giới tạo ra trong việc huy động nguồn lực phát triển to lớn nói trên.
Bên cạnh đó, vấn đề phát triển nhanh và bền vững được đặt ra đối với tất cả các quốc gia. Đối với các nước đi sau có điểm xuất phát thấp về kinh tế, yêu cầu này đặt ra như một đòi hỏi sống còn hoặc là đuổi kịp vượt lên trước hoặc là tụt lại sau và ngày càng xa rời các cơ hội phát triển. Việt Nam cũng nằm trong tình huống của những nước đi sau như thế, khi so sánh các mục tiêu của sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang theo đuổi với trình độ thấp nhất thế giới như hiện nay thì yêu cầu nói trên càng trở nên cấp bách.
Mục tiêu mà Đảng và chính phủ ta đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 là: tăng trưởng kinh tế đạt 7,5 %, đến năm 2010 GDP tăng ít nhất gấp đôi năm 2000 và đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá. Để đạt được mục tiêu đó thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải có vốn để thực hiện đồng bộ các vấn đề. Đây là một thách thức lớn đối với một nền kinh tế mà khả năng tích luỹ nội bộ thấp. Do vậy, chúng ta phải tính đến chuyện huy động các nguồn vốn từ bên ngoài mà trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng bổ sung cho vốn đầu tư phát triển, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và tạo nguồn thu cho ngân sách.
Chuyên đề gồm ba chương sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung
Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp
Chương III: Một số giải pháp thu hút và nâng cao hiệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 1047
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16