Mã tài liệu: 39883
Số trang: 66
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,102 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Trong thời đại hiện nay, nền kinh tế thế giới đang có xu hướng toàn cầu hoá, sự trỗi dậy của các quốc gia đang phát triển đã góp phần thúc đẩy và gia tăng mạnh mẽ nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, kéo theo sự phát triển đó là môi trường quốc gia và quốc tế ngày càng bị huỷ hoại nghiêm trọng. Sự huỷ hoại nghiêm trọng của dầu phế thải, chất thải công nghiệp của ngành hóa dầu như Nhà Máy lọc dầu Bình Sơn, hoặc các chất thải công nghiệp khác.Việc đổ dầu phế thải bừa bãi khiến cho nó bị ngấm vào đất đai cây cỏ và bị cuốn theo các dòng nước ra sông, ra biển. Số liệu của các nhà khoa học cho biết: 01 tấn dầu gây ô nhiễm hoàn toàn 01 km2 mặt nước hoặc 02 héc ta đất trồng. Các vùng đất và vùng nước nếu bị ô nhiễm dầu sẽ huỷ diệt sự sống của các sinh vật, hệ sinh thái mất cân bằng và bị phá huỷ, ảnh hưởng này ngày càng trầm trọng, sự khắc phục là vô cùng khó khăn, tốn kém mà thời gian có thể kéo dài hàng chục, hàng trăm năm.
Ý thức được sự sinh tồn của nhân loại gắn chặt với việc bảo vệ giữ gìn môi trường, các quốc gia, các tổ chức quốc tế đã đưa ra khẩu hiệu "Trái đất là ngôi nhà chung cần phải giữ gìn và bảo vệ". Các biện pháp quản lý và tái sử dụng các chất phế thải được đề ra và thực hiện một cách nghiêm túc. Việc đổ dầu phế thải ra môi trường xung quanh đã bị nghiêm cấm hoàn toàn theo Luật môi trường quốc gia và quốc tế. Mặt khác nguồn tài nguyên dầu mỏ ngày càng khan hiếm, cạn kiệt, con người rất cần tiết kiệm bằng việc tái chế dầu thải.
Ở Việt Nam từ sau đổi mới, nền kinh tế đã có những phát triển vượt bậc về các mặt. Trong những năm 90 trở lại đây GDP của Việt Nam tăng mỗi năm hơn 8%. Cùng với sự phát triển đó lượng dầu mỡ nhờn được đưa vào sử dụng tăng mỗi năm 10%. Số liệu thống kê chuyên môn như sau:
Năm 1990 = 70 ngàn tấn.
Năm 1995 = 100 ngàn tấn.
Năm 2000 = 190 ngàn tấn.
Năm 2005 = 250 ngàn tấn
Trong đó: Ở miền Nam sử dụng 60%, ở miền Bắc sử dụng 40%. Như vậy hàng năm ở Việt Nam đã thải ra 250.000 tấn dầu mỡ phế thải, trong đó có 200.000 tấn có thể thu hồi được, tâp trung tại các đô thị lớn. Số liệu Bộ thương mại VN dự tính năm 2007 nhập khẩu 12 triệu tấn nhiên liệu, tương ứng sử dụng 300 ngàn tấn dầu mỡ bôi trơn.
Nhà máy Bình Sơn thải ra hàng trăm tấn nhớt thải và hàng vạn tấn chất thải CN cần xử lý. Khu kinh tế Dung Quất và các khu CN của Quảng Ngãi cũng có hàng vạn tấn CTNH hàng năm chưa được xử lý thu gom đúng luật môi trường.
Ngày 12/12/2005 Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ Môi trường có hiệu lực từ 1/1/2006. Trước đó, Chính phủ đã có chỉ thị về việc kiểm soát các chất phế thải, đồng thời Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường và các ban ngành có liên quan đã có những Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Môi trường. Thủ tướng chính phủ ban hành " Qui chế chất thải nguy hại " số 155/1999/QĐTTg ngày 16 tháng 07 năm 1999 chỉ rõ dầu thải là 1 trong những chất thải độc hại cần theo dõi nghiêm ngặt và xử lí trên phạm vi toàn quốc. Ngày 15/11/2004, Đảng CSVN ra nghị quyết 41-NQ/TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa: “khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về môi trường”. Tuy nhiên do nền kinh tế mới bước đầu hoà nhập vào nền kinh tế thế giới; do kinh phí hạn hẹp; do trình độ dân trí chưa theo kịp thời đại; do nhận thức về môi trường còn yếu nên đến nay việc thực hiện Luật Môi trường còn chưa tốt. Hệ thống thu gom và xử lý các chất phế thải nói chung và dầu phế thải nói riêng chưa được thực hiện đồng bộ. Vì vậy việc khẩn trương xây dựng nên một mô hình thu gom và tái chế dầu phế thải phù hợp với trình độ phát triển của nền công nghệ kỹ thuật tiên tiến là một trong những yêu cầu bức bách đặt ra ở Việt Nam hiện nay.
Nhìn thấy thực tiễn về môi trường Việt Nam, công ty đã định hướng đến mục đích đầu tư vào các dự án xử lý dầu thải để góp phần làm trong sạch môi trường, đây là mục tiêu quan trọng trong chiến lược kinh doanh và đầu tư của công ty. Đầu tư phát triển là hoạt động rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của công ty sau này. Thấy được vai trò của đầu tư phát triển, công ty Văn Đạo đã dành nhiều sự quan tâm hơn cho những dự án đầu tư phát triển. Cùng với sự hội nhập với các nền kinh tế lớn trên thế giới Việt Nam đã mở ra những cơ hội đầu tư mới cho các Doanh nghiệp, Nhà đầu tư có nhiều cơ hội đầu tư và hợp tác đầu tư với các Doanh nghiệp nước ngoài và các Nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư phát triển luôn là một hoạt động quan trọng đối với mọi công ty, nó trực tiếp làm gia tăng sản lượng cho công ty và giúp cho sự tăng trưởng ổn định về sau.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 1313
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 15
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16