Mã tài liệu: 26048
Số trang: 74
Định dạng: docx
Dung lượng file: 453 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Cạnh tranh xuất hiện cùng với nền kinh tế thị trường và nó như một tất yếu khách quan không thể xóa bỏ. Đồng thời, cạnh tranh cũng là một điều kiện thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với người tiêu dùng, nhờ có cạnh tranh mà họ được thỏa mãn được nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ: chất lượng sản phẩm ngày càng cao với một mức giá ngày càng phù hợp. Đối với nền kinh tế quốc dân, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để phát huy lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá nền sản xuất xã hội, đó cũng là điều kiện để xoá bỏ độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ bất bình đẳng trong kinh doanh, phát huy tính tháo vát và năng động, óc sáng tạo của các doanh nghiệp, gợi mở nhu cầu thông qua việc tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đời sống xã hội.
ở nước ta trong thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, cạnh tranh hầu như không tồn tại. Mọi quan hệ kinh tế trong giai đoạn này đều do Nhà nước chi phối, độc quyền quyết định, các doanh nghiệp không có môi trường cạnh tranh để phát triển và tồn tại một cách bị động phụ thuộc hoàn cảnh vào nhà Nhà nước. Chính vì vậy, nền kinh tế luôn bị kìm hãm và không thể phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt nam đang tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước và người ta bắt đầu đề cập nhiều đêná vấn đề cạnh tranh. Thực tế cho thấy rằng năng lực cạnh tranh của hầu hết các hàng hoá Việt nam trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài còn rất yếu kém. Vấn đề càng trở nên bức xúc khi sản phẩm lực cạnh tranh do quá trình tự do hoá thương mại, trước hết là thời hạn có hiệu lực của CEPT trong khuôn khổ AFTA cứ mỗi lúc một gần. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt nam lại tỏ ra chưa sẵn sàng đối mặt với những thách thứ từ cuộc cạnh tranh gay gắt ấy. Nếu tình này vẫn tiếp tục được duy trì thì nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế Việt nam sẽ rất nghiêm trọng, nhất là trong bối cảnh xu thế hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới đang gia tăng. Do vậy, để tồn tại, đứng vững và phát triển, khẳng định được của mình các doanh nghiệp phải tìm giải pháp tốt nhất để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình trên cả thị trường trong và ngoài nước. Vấn đề là phải làm gì và làm như thế nào để phát huy được lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của cả đất nước, tận dụng có hiệu quả những cơ hội có được, nhất là Việt nam đã trở thành thành viên của ASEAN, APEC và không lâu nữa sẽ gia nhập AFTA, WTO.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp:
Chương I: Lý luận chung về đầu tư, doanh nghiệp và cạnh tranh.
Chương II: Thực trạng về khả năng cạnh và tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng số 7.
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu để đầu tư nâng cao được khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng số 7.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16