Mã tài liệu: 135636
Số trang: 102
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Đầu tư cho con người nói chung và đầu tư cho nguồn nhân lực nói riêng là đầu tư chiều sâu, đầu tư cho phát triển. Ngày nay, trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật-công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng từng ngày, từng giờ đến tiến trình phát triển của xã hội; tất cả các quốc gia đều nhận thức rõ vai trò của chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, giáo dục đào tạo nói chung, dạy nghề nói riêng đã trở thành chiếc "chìa khoá vàng" để mở rộng tất cả các cánh cửa thăng tiến cho xã hội cũng như cho mỗi các nhân. "Không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực" - theo Garry Becker, người Mỹ đạt giải Nobel kinh tế năm 1992 đã nói. Thật vậy, tiềm năng kinh tế của một nước phụ thuộc vào trình độ khoa học của nước đó. Trình độ khoa học kỹ thuật lại phụ thuộc vào các điều kiện về giáo dục - đào tạo, trong đó có vai trò không nhỏ của đào tạo nghề đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế trong công cuộc CNH-HĐH.
Trên thực tế, các cơ sở dạy nghề nước ta là nơi cung cấp nguồn công nhân lao động, trong đó vai trò đào tạo chủ yếu là trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề chưa được quan tâm phát triển đúng mức; đặc biệt là còn nhiều bất cập: hệ thống các cơ sở dạy nghề chưa được quy hoạch phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội; cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu; trình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; chương trình giảng dạy còn chậm đổi mới... do đó chưa thu hút được nhiều học sinh tham gia học nghề.
Vì vậy, việc mở rộng, nâng cấp và phát triển sự nghiệp dạy nghề là rất cần thiết. Trước tình hình đó, Nghị quyết Trung ương II của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước đổi mới căn bản về công tác đầu tư vào sự nghiệp Giáo dục - đào tạo trong đó có đầu tư cho công tác đào tạo nghề - tương xứng là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước.
Qua thời gian thực, được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị ái Liên và các cô, chú ở Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, em mạnh dạn chọn đề tài "Đầu tư cho công tác đào tạo nghề ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp".
Kết cấu đề tài:
Chương I: Lý luận chung về đầu tư phát triển và đầu tư cho công tác đào tạo nghề.
Chương II: Thực trạng đầu tư cho công tác đào tạo nghề ở Việt Nam thời gian qua.
Chương III: Định hướng và giải pháp dầu tư cho công tác đào tạo nghề ở Việt Nam thời gian tới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 150
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 240
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 17