Mã tài liệu: 23101
Số trang: 79
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,079 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Qua 20 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng: kinh tế phát triển nhanh và bền vững, tổng sản phẩm quốc dân trong nước tăng gấp đôi trong 10 năm qua, nền kinh tế từ chỗ thiếu lương thực, hàng tiêu dùng… nay đã có dư và xuất khẩu, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ chỗ chỉ thừa nhận sự tồn tại 2 thành phần kinh tế đã chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần…
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhận ra những khiếm khuyết trong suốt quá trình đổi mới như: lâu nay, chúng ta thường đặt nặng việc tiếp cận đối với dòng vốn FDI, ODA mà ít quan tâm đến dòng vốn tiềm năng khác như FII. Điều này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho thị trường tài chính Việt Nam là “hội nhập không cân đối” dòng vốn FII chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong khi đó tỷ lệ này ở các nước phát triển khác trong khu vực là 30%. Tính kông cân đối này đã làm cho các doanh nghiệp có vón FII không thể chuyển hóa các nguồn đầu tư của mình trên thị trường chứng khoán, do đó không có khả năng huy động thêm vốn trên thị trường chứng khoán cũng như thoát vốn khi cần thiết; các nguy cơ tụt hậu về kinh tế, tệ quam liêu tham nhũng, các vấn đề xã hội vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp. Đặc biệt, thách thức lớn nhất có tính chất lâu dài mà chúng ta phải đương đầu đó là tình trạng yếu kém của nền kinh tế, khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trên thế giới là rất lớn, trong khi chúng ta đang trong giai đoạn cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt.
Nhận thức về vấn đề này, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã ra chiến lược phát triển kinh tế10 năm (2001-2010) trong đó nhấn mạnh mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện các mục tiêu này, chúng ta phải huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm một vị trí quan trọng.
Thực tế trong thời gian qua nhịp điệu tăng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang chững lại. Mặc dù, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động hơn 8 năm, song dòng vốn FII chảy vào Việt Namrất hạn chế, thêm vào đó bước đầu thực hiện hội nhập tài chính đã khiến cho những nhà quản lý có những lúng túng nhất định khi đối diện với sự dịch chuyển của các dòng vốn, đặc biệt là dòng vốn FII. Chính vì vậy, vấn đề thu hút dòng vốn FII trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay đang là một trong những vấn đề được sự quan tâm sâu sắc của nhà nước.
Với đề tài “Chính sách thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, các tác giả dựa trên những cơ sở lý luận về đầu tư gián tiếp nước ngoài, phân tích chính sách thu hút FII và thực trạng dòng vốn FII của Việt Nam hiện nay. Từ đó đề ra những giải pháp để tăng cường thu hút FII vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 258
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 16