Mã tài liệu: 215800
Số trang: 94
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 887 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
LỜI NÓI ĐẦU
Công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá (CNH - HĐH) mà toàn Đảng toàn dân ta tiến hành chỉ có thể thành công khi chúng ta thực sự tạo cho mình một trình độ sản xuất tiên tiến hiện đại.
Để có một trình độ sản xuất tiên tiến hiện đại, trước tiên chúng ta phải phát triển khoa học công nghệ. Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa hoc - công nghệ sẽ là quốc sách hàng đầu trong quá trình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) nói chung và trong công cuộc CNH - HĐH hiện nay nói riêng.
Để nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nước đòi hỏi chúng ta phải đồng thời kết hợp giữa vấn đề tự nghiên cứu phát triển khoa học trong nước với việc du nhập tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới. Với điều kiện thực tế Việt Nam hiện nay chuyển giao công nghệ (CGCN) từ nước ngoài vào trong nước sẽ được ưu tiên trước một bước trong trọng tâm phát triển khoa học công nghệ.
Để đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra, đã có rất nhiều những công trình tài liệu nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực CGCN từ nước ngoài vào trong nước ở những góc độ, mức độ khác nhau. Với mong muốn góp một tiếng nói chung vào việc nâng cao hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam, và góp phần hoàn thiện hơn một bước những kiến thức liên quan hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam, khoá luận tốt nghiệp có đề tài : “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam” với những kiến thức về lý luận và thực tế liên quan đến hoạt động CNCG, người viết hy vọng rằng đây sẽ là một tài liệu phản ánh chân thực về tình hình CGCN và những giải pháp để nâng cao hiệu quả.
Khoá luận này đi vào nghiên cứu những lý luận chung nhất về công nghệ và CGCN trên cơ sở kết hợp phân tích đánh giá thực trạng về công nghệ và CGCN cũng như điều kiện thực tế của Việt Nam từ đó đi đến xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu phản ánh một giải pháp công nghệ thích hợp với Việt Nam. Và tiếp đó là chú trọng hướng vào việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động CGCN trong mỗi doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu của khoá luận là kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực nghiệm thực tế dựa trên quan điểm duy vật biện chứng.
Khoá luận này được xây dựng trên cơ sở đánh giá phân tích tổng hợp các tài liệu, số liệu, thông tin thực tế liên quan đến CGCN cùng với việc tham khảo những kiến thức lý luận trong chương trình giảng dạy ở trường Đại học Ngoại thương qua các môn học như: Kinh tế ngoại thương; Quan hệ kinh tế Quốc tế; Đầu tư nước ngoài; Chuyển giao công nghệ; Thanh toán quốc tế; Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại thương; Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các môn học cơ bản, chuyên ngành khác. Khoá luận này còn xây dựng trên cơ sở tham khảo những định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học công nghệ.
Ngoài lời nói đầu và kết luận ra khoá luận được chia làm 3 chương sau:
Chương I: Vai trò của hoạt động CGCN với sự phát triển kinh tế của Việt nam
Chương II: Tình hình hoạt động CGCN tại Việt Nam trong thời gian qua
Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam.
Do trình độ và thời gian có hạn nên khoá luận này không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Bùi Thị Lý, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong việc hoàn thành khoá luận này.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
I. Công nghệvà CGCN
1. Công nghệ
2. Chuyển giao công nghệ
II. Vai trò của hoạt động CGCN
1. Tính tất yếu của chuyển giao công nghệ
2. Vai trò của chuyển giao công nghệ với nền kinh tế và doanh nghiệp
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CGCN TẠI VIỆT NAM
I. Thực trạng công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam
1. Khái quát chung về thực trạng công nghệ Việt Nam hiện nay
2. Thực trạng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
II. Đánh giá chung hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam trong thời
gian qua
1. Những thuận lợi
2. Những hạn chế, khó khăn, thách thức và nguyên nhân
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
I. Thế nào là công nghệ thích hợp với Việt Nam
1. Khái niệm
2. Những tiêu chí cụ thể của một công nghệ thích hợp với Việt Nam
3. Lựa chọn công nghệ thích hợp trong một số ngành cụ thể
II. Các giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam
1. Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ
2. Xây dựng chính sách nhất quán mang tầm chiến lược về ưu tiên phát triển công
nghệ
3. Không ngừng hoàn thiện công tác quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ.74
4. Hoàn thiện hệ thống giám định, thẩm định, kiểm toán
5. Đẩy mạnh công tác tư vấn trong hoạt động chuyển giao công nghệ
6. Kết hợp hài hoà công nghệ nội sinh và công nghệ chuyển giao từ nước ngoài,
từng bước nâng cao năng lực công nghệ nội sinh
7. Phát triển đào tạo, nghiên cứu và triển khai
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 18
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 39
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16