Mã tài liệu: 209742
Số trang: 76
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 702 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Lời nói đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là một loại đệm đặc biệt không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu như một nhân tố hình thành quan trọng, mà còn có vai trò như một nhân tố điều hoà khí hậu, duy trì và phục hồi những điều kiện khí tượng thuỷ văn thuận lợi cho sự tồn tại của sinh giới. Những chức năng sinh thái quan trọng nhất của rừng là điều hoà khí hậu, giữ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất.
Rừng được xem là nhân tố tự nhiên quan trọng góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sống của cả hành tinh. Việc phá rừng trong những thập kỉ gần đây đã gây ra những hậu quả sinh thái nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Biểu hiện rõ rệt nhất là sự gia tăng của nhiệt độ trái đất, hoạt động của bão lụt, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh v.v Bên cạnh đó diện tích rừng ngày càng thu hẹp dẫn đến đa dạng sinh học ( ĐDSH ) rừng ngày càng bị suy giảm, các giống loài động, thực vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng đã và đang là nguyên nhân chính thức dẫn đến sự tàn phá của thiên tai ngày càng khốc liệt . Ngoài ra, cùng với quá trình phát triển rừng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của nhân dân. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhân loại hiện nay là bảo vệ và phát triển rừng, khai thác một cách hợp lý, vừa nâng cao năng suất kinh tế vừa phát huy tối đa các chức năng sinh thái của rừng, ngăn chặn những quá trình biến đổi không thuận nghịch của môi trường sinh thái do phá rừng gây nên.
Nói đến ĐDSH và các hệ sinh thái, không thể không nói đến các hệ sinh thái rừng, bởi vì chúng đóng một vai trò đặc biệt trong công tác bảo vệ ĐDSH. Ngược lại, ĐDSH là nhân tố cơ bản quyết định sự bền vững của hệ thống chức năng rừng, nhưng ĐDSH là vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam , đặc biệt là lượng giá giá trị kinh tế về ĐDSH của rừng lại còn mới hơn. Nhận thức được tầm quan trọng và những thách thức của vấn đề cùng với lòng nhiệt huyết của bản thân ( một sinh viên chuyên ngành kinh tế và quản lí môi trường) về vấn đề ĐDSH rừng đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài: “Bước đầu đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ xã Hoàng Hoa Thám - Chí Linh - Hải Dương cho việc hoạch định chính sách duy trì rừng Dẻ này”.
Do tài liệu điều tra cơ bản, các số liệu chưa được đầy đủ. Mặt khác, do không có nhiều thời gian để thực hiện nên tôi còn gặp nhiều khó khăn, thiếu sót, có vấn đề chưa thể giải quyết được, những nội dung trình bày trong đề tài cũng chỉ là những kết quả bước đầu. Nhưng với những nỗ lực của mình tôi hy vọng sẽ phần nào giải quyết được những vấn đề bức xúc hiện nay. Bên cạnh đó tôi hy vọng sẽ nhận được ý kiến đánh giá, phê bình từ mọi phía để tôi có cơ hội hoàn thiện hơn về nhận thức .
Mục tiêu nghiên cứu
Như chúng ta đã biết rừng suy giảm sẽ làm cho ĐDSH suy giảm. Tính ĐDSH rừng suy giảm chủ yếu do hai nguyên nhân đó là các hiểm hoạ tự nhiên và do con người. Mối nguy hại đối với ĐDSH có liên quan đến hoạt động của con người là việc phá huỷ, chia cắt, làm suy thoái nơi sống (sinh cảnh) của các loài. Phá huỷ nơi sống hay sinh cảnh sống của loài là mối đe doạ chính đối với mất mát ĐDSH. Mất nơi cư trú được coi là nguy cơ đầu tiên làm cho các động vật có xương sống bị tuyệt chủng và cũng là nguy cơ đối với các loài động vật không xương sống và thực vật. Phần lớn nơi cư trú nguyên thuỷ là rừng, do đó việc duy trì và bảo vệ rừng không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ riêng của mỗi quốc gia mà là vấn đề được toàn cầu quan tâm. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều chương trình, chiến lược, đề tài nghiên cứu về rừng để đưa ra những biện pháp duy trì rừng và nâng cao ý thức bảo vệ rừng.
Đối với bản thân tôi, khi chọn đề tài này tôi cũng mong rằng sẽ góp phần nâng cao nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của rừng cũng như phần nào làm cho mọi người hiểu rõ giá trị của nguồn tài nguyên rừng nói chung và rừng Dẻ nói riêng. Do đó mục tiêu của tôi là tính tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ- xã Hoàng Hoa Thám - Chí Linh - Hải Dương để mọi người không chỉ thấy được tầm quan trọng khi duy trì khu rừng này mà còn nhận thức được bảo tồn ĐDSH phải là nhiệm vụ cấp bách của toàn cầu, toàn nhân loại.
Nội dung nghiên cứu : Gồm 3 chương
Chương I : Cơ sở nhận thức đối với tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ - xã Hoàng Hoa Thám - Chí Linh - Hải Dương.
Chương II : Hiện trạng rừng Chí Linh - Hải Dương.
Chương III : Bước đầu đánh giá tổng giá trị kinh tế rừng Dẻ xã Hoàng Hoa Thám- Chí Linh - Hải Dương
Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra thực tế
- Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu
- Phương pháp phân tích kinh tế môi trường
- Phương pháp lượng hoá
- Phương pháp tổng giá trị kinh tế
- Phương pháp chi phí - lợi ích.
Giới hạn nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Rừng Dẻ
- Phạm vi nghiên cứu : Đánh giá tổng giá trị kinh tế rừng Dẻ- xã Hoàng Hoa Thám
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 184
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16