Mã tài liệu: 261843
Số trang: 90
Định dạng: zip
Dung lượng file: 364 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
Tình hình thế giới đang có nhiều biến đổi sâu sắc, xu hướng đối đầu trước đây chuyển sang đối thoại và hợp tác. Các nước trên thế giới tích cực mở rộng quan hệ và hợp tác kinh tế trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Việt nam đang hoà chung vào không khí sôi động của nền kinh tế toàn cầu. Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế Việt nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 9%/năm, và vẫn đang trên đà phát triển.
Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Việt Nam là một trung tâm đi đầu trong công cuộc cải cách kinh tế và xây dựng đất nước. Trong những năm qua Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng kể với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 12%/năm, thu nhập bình quân đầu người là 500 USD/người/năm((): Báo cáo tình hình kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội 1998- UBND thành phố Hà Nội). Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, những vấn đề phức tạp trong quản lý và phát triển đô thị, những nhu cầu về dịch vụ đô thị, cải thiện điều kiện sống cho người dân... cũng ngày càng tăng lên. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị còn nghèo nàn, không đồng bộ và quá tải. Các dịch vụ công công như giao thông, vận tải, cấp nước, thoát nước, môi trường... chưa đáp ứng được nhu cầu người dân đô thị.
Đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị được xem như là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp, cải thiện môi trường sống cho người dân đô thị...Để đầu tư vào lĩnh vực này, Thành phố Hà nội cần có một nguồn vốn đầu tư khá lớn. Ngoài nguồn vốn trong nước và FDI thì ODA có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Dự tính đến năm 2020 Thành phố Hà nội cần có 3,5- 4 tỷ USD nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng(( ): Nôi dung điều chỉnh qui hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020- UBND thành phố Hà Nội). Trong khi đó, nguồn vốn trong nước chỉ chiếm được 50%. Chính vì vậy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đang nổ lực nhằm thu hút và sử dụng nguồn ODA cho mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị nói riêng.
Trong thời gian thực tập tại Phòng kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị - Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội, qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị thành phố Hà Nội".
Đề tài này đặt trọng tâm nghiên cứu vào tác động và vai trò của nguồn vốn ODA vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng như giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường... do Thành phố Hà Nội quản lý và thực hiện. Những lĩnh vực như cấp điện, năng lượng, viễn thông do các Tổng Công ty thuộc TW quản lý, không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
Trong đề tài này vận dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh ... để đánh giá kết quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn Hà Nội. Từ đó, đề ra giải pháp nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn ODA trong thời gian tới.
Đề tài được chia làm ba chương:
Chương I - Một số vấn đề lý luận chung
Chương II - Thực trạng công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội.
Chương III - Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 128
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16