Mã tài liệu: 55993
Số trang: 29
Định dạng: docx
Dung lượng file: 101 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Ngành Kiểm toán là một ngành còn khá mới mẻ ở Việt Nam, Kiểm toán ra đời do yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường.Cũng như các chuyên ngành khác, Kiểm toán được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Theo đối tượng cụ thể của kiểm toán thì kiểm toán bao gồm kiểm toán bảng khai tài chính (hay còn gọi là kiểm toán tài chính), kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tuân thủ.
Kiểm toán tài chính (KTTC) là sự xác minh và bầy tỏ ý kiến về thực trạng của hoạt động tài chính bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở pháp lý đã được xác lập.
Kiểm toán tài chính tạo nguồn tin cho những người sử dụng thông tin tài chính; góp phần củng cố nề nếp hoạt động tài chính và nâng cao hiệu năng quản lý, hiệu quả hoạt động.
KTTC sử dụng phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ nhưng do đối tượng của kiểm toán tài chính là các bảng khai tài chính, các bảng khai này vừa chứa đựng mối quan hệ tổng quát, mặt khác phản ánh cụ thể từng loại nghiệp vụ với những biểu hiện về kinh tế và các mối quan hệ pháp lý được lập theo những trình tự nhất định và chuẩn mực cụ thể, do vậy KTTC đã hình thành những trắc nghiệm với việc sử dụng liên hoàn các phương pháp kiểm toán để đưa ra ý kiến đúng đắn về các bảng khai trên.
Kiểm toán ở nước ta nói chung và KTTC nói riêng đang trong giai đoạn vừa học vừa làm, việc nâng cao chất lượng kiểm toán là rất cần thiết. Một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán là việc hiểu và vận dụng các trắc nghiệm một cách đúng đắn, khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế của chủ thể và khách thể kiểm toán. Nghiên cứu về trắc nghiệm và vai trò của nó trong KTTC có ý nghĩa rất quan trọng nó giúp chúng em hiểu sâu hơn về trình tự và thủ tục kiểm toán tài chính
Bài viết này được chia làm 3 phần chính:
Phần thứ nhất: Lời nói đầu về KTTC với các đặc điểm,đối tượng, phương pháp tiến hành , sự hình thành những trắc nghiệm trong KTTC.
Phần thứ hai: Nội dung chính bao gồm các trắc nghiệm,vai trò của các trắc nghiệm trong KTTC, mối liên hệ giữa chúng và việc áp dụng chúng trong kiểm toán từng chu trình cụ thể.
Phần thứ ba: Kết luận nhận xét sơ qua về vai trò của các trắc nghiệm, một số vấn đề còn tồn tại trong việc vận dụng các trắc nghiệm tại các công ty Kiểm toán ở Việt Nam, giải pháp.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 1953
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 1436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 209
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 1045
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 16