Mã tài liệu: 38147
Số trang: 77
Định dạng: docx
Dung lượng file: 659 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Cạnh tranh trong thương mại là tất yếu, khách quan mang tính quy luật của kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế tư bản, các cuộc cạnh tranh luôn luôn diễn ra gay gắt và khốc liệt. Hậu quả của nó là sự phá sản của hàng loạt công ty, là chiến tranh và là khủng hoảng kinh tế. Nước ta, tuy đang trong những năm đầu chuyển hướng theo kinh tế thị trường, các cuộc cạnh tranh thương mại đã và đang diễn ra vô cùng gay gắt. Tuy nhiên, không phải bất cứ một công ty hay doanh nghiệp nào khi tham gia vào cuộc chiến cạnh tranh cũng đều có nguy cơ thất bại. Thắng lợi trong cạnh tranh cũng chính là sự thành công trong công việc kinh doanh của họ. Nhưng vấn đề là ở chỗ muốn dành được thắng lợi trong cạnh tranh hay sự thành công trong kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải làm những gì?
Những năm qua, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp đã thực sự phải vận động để tồn tại và đi lên bằng chính thực lực của mình. Cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải năng động, kinh doanh phải có lãi, nếu không sẽ không thể đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác. Một trong số những điều quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó là phải tổ chức tốt các nghiệp vụ kế toán về thanh toán, phân tích tình hình và khả năng thanh toán của chính bản thân doanh nghiệp để từ đó nắm và làm chủ được tình hình tài chính của mình, thông qua đó có những biện pháp tích cực xử lý tốt tình hình công nợ.
Mặt khác, hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn diễn ra trong mối liên hệ phổ biến với hoạt động của các doanh nghiệp khác và các cơ quan quản lý của Nhà nước, mối quan hệ này tồn tại
một cách khách quan trong tất cả các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp từ quá trình mua sắm các loại vật tư, công cụ dụng cụ, tài sản cố định... đến quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay cung cấp dịch vụ, quá trình mua bán các loại chứng khoán... Từ đó có thể nói, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với các nghiệp vụ thanh toán.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán các nghiệp vụ thanh toán, phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán các nghiệp vụ thanh toán( với người bán người mua và ngân sách Nhà Nước) và phân tích tình hình, khả năng thanh toán của Xí nghiệp khảo sát xây dựng Điện I.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán các nghiệp vụ thanh toán và tăng cường khả năng thanh toán tại Xí nghiệp khảo sát xây dựng Điện I.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 203
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 18