Mã tài liệu: 24898
Số trang: 80
Định dạng: docx
Dung lượng file: 531 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta trong những năm qua đã tạo nên những bước phát triển nhảy vọt về mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Để bảo vệ những thành quả đã đạt được và điều khiển nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng đã chọn, vấn đề đặt ra là phải có một hệ thống chính sách cùng các công cụ quản lý thích hợp. Một trong những công cụ quản lý tài chính quan trọng và có hiệu quả là chế độ hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán nói chung, hạch toán phần hành TSCĐ nói riêng không ngoài mục đích bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ là một bộ phận vốn cố định của doanh nghiệp thể hiện dưới hình thái tư liệu lao động hay các khoản chi phí đã chi ra (có đủ tiêu chuẩn quy định về giá trị và thời gian để được ghi nhận là TSCĐ) nhằm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tầm quan trọng của TSCĐ có thể ví như “hệ thống xương ” và “bắp thịt” của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Do chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp nên TSCĐ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế đã khẳng định TSCĐ là một tư liệu lao động không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể giúp doanh nghiệp vươn lên khẳng định vị trí của mình trên thương trường bởi tính năng, hiệu quả, đa năng...nhưng ngược lại cũng có thể gây sự cản trở bởi sự vận hành kém hiệu quả, hay gây tăng chi phí bởi sự lạc hậu, lỗi thời.
Như vậy việc quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết và vấn đề đặt ra là cần quản lý ra sao để tạo ra động lực trợ giúp tối ưu cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Một đặc điểm riêng biệt của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh do bị hao mòn trong quá trình sử dụng.Chính vì vậy hạch toán TSCĐ phải được tổ chức tốt để giúp doanh nghiệp thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tăng giảm TSCĐ về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ. Hạch toán TSCĐ thực sự là trợ thủ đắc lực cho giám đốc tung ra quyết định hợp lý để có thể sử dụng TSCĐ một cách triệt để về công suất và phát huy những tiềm năng TSCĐ sẵn có, góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, đồng thời giúp doanh nghiệp có hướng bổ sung, hoàn thiện cơ cấu TSCĐ cho thích ứng với tình hình và yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số lý luận chung về tổ chức hạch toán TSCĐ trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty vận tải Hoàng Long
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở công ty vận tải Hoàng Long.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16