Mã tài liệu: 222848
Số trang: 28
Định dạng: doc
Dung lượng file: 101 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
36 trang
Đặt vấn đề.
Sự chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có rất nhiều vấn đề bức xúc cần phải giải quyết về mặt lý luận và thực tiễn, từ quản lý vĩ mô đến quản lý vi mô. Cứ mỗi bước tiến nên chúng ta lại gặp những vấn đề mới mẻ trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp, các tổ chức. Công tác quản lý tài chính hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong quá trình tổ chức khi đạt đến một quy mô hoạt động nhất định, phải thiết lập và duy trì các bộ phận để kiểm tra, xác nhận và tư vấn cho quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế - tài chính trong doanh nghiệp, một trong các bộ phận thực hiện chức năng này là bộ phận Kiểm toán nội bộ. Mà để các hoạt động kiểm tra và tư vấn có hiệu quả thì công tác tổ chức Bộ máy Kiểm toán nội bộ là hết sức quan trọng mà đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy sau một thời gian tham khảo sách báo cùng một số tài liệu, và được sự hướng dẫn của thầy giáo phụ trách em đã chọn cho mình đề tài đó là: “Tổ chức Bộ máy Kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nuớc”+.
ở các cơ quan nhà nước tổ chức kinh tế nhà nước và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách nhà nước cũng như ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước thì các đơn vị trên phải tổ chức Bộ máy Kiểm toán nội bộ và phải có hoạt động Kiểm toán nội bộ xuất phát từ lý do sau:
ã Đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước – là đối tượng của hoạt động Kiểm toán nhà nước: vì phạm vi là đối tượng Kiểm toán nhà nước rất rộng, cho dù tổ chức kiểm toán nhà nước có phát triển đến đaucung^~ không thể thực hiện kiểm toán thường xuyên mọi đối tượng được. Vì vậy biện pháp khắc phục hữu hiệu được áp dụng phổ biến ở các nước là tổ chức hệ thống Kiểm toán nội bộ rộng rãi. ở nước ta, trong những năm trước đây cũng đã từng thực hiện chế độ kiểm tra kế toán nội bộ ngành, đơn vị mà thực chất cũng là hình thức Kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên trên thực tế bị buông lỏng và hầu như vô hiệu hoá. Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra trong công cuộc đổi mới, đòi hỏi bức xúc phải tổ chức lại và đưa vào kỷ cương nền nếp hoạt động hệ thống Kiểm toán nội bộ.
ã Đối với các doanh nghiệp: Kiểm toán nội bộ là công cụ quản lý của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để kiểm soát, đánh giá phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Kiểm toán nội bộ cũng là công cụ để phân tích, đánh giá chất lượng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ đồng thời Kiểm toán nội bộ cũng cung cấp căn cứ để lãnh đạo doanh nghiệp điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chiếm lĩnh được thị trường.
Kiểm toán nội bộ là công cụ kiểm tra, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp ở từng bộ phận, ở tất cả các giai đoạn trước, trong và sau khi kinh doanh. Kiểm toán nội bộ làm công việc thường xuyên theo yêu cầu và chỉ đạo của lãnh đạo doanh nghiệp.
ở nước ta khả năng dự báo và phân tích các doanh nghiệp còn rất hạn chế, còn rất nhiều dáng dấp của thời kỳ quản lý bao cấp. Doanh nghiệp nhà nước muốn ỷ lại, dựa dẫm vào Nhà nước. Doanh nghiệp chưa có hệ thống phân tích chức năng, do đó việc tổ chức bộ phận Kiểm toán nội bộ ở các doanh nghiệp là hết sức đúng đắn và cần thiết. Kiểm toán nội bộ là tai mắt cho doanh nghiệp. Mục đích của Kiểm toán nội bộ là tạo ra công cụ để phân tích toàn bộ hoạt động chiến lược, để rút kinh nghiệm trong quản lý và điều hành, đồng thời đề ra chiến lược phát triển của riêng bản thân doanh nghiệp.
Trong phần dưới đây của bài viết em xin trình bày cụ thể hơn về công tác tổ chức Bộ máy Kiểm toán nội bộ cũng như nêu nên những vấn đề đặt ra đối với Kiểm toán nội bộ ở Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trầnh Mạnh Dũng đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành đề tài này
II- Giải quyết vấn đề.
PHần I: Giới thiệu về Kiểm toán nội bộ.
1Cợ sở lý luận chung về Kiểm toán nội bộ.
Trước hết trong phần viết này em xin đề cập một số lý luận tổng quan về Kiểm toán nội bộ.
Là hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nội bộ mang những đặc thù chung về chức năng nhiệm vụ. Nhưng để phân biệt giữa loại hình Kiểm toán nội bộ với Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán độc lập ta có thể dựa trên những định nghĩa riêng biệt và chức năng nhiệm vụ.
Trong các chuẩn mực hành nghề Kiểm toán nội bộ ban hành tháng 5/ 1978, có định nghĩa như sau: “ Kiểm toán nội bộ là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đo”'. Để hiểu rõ được định nghĩa trên, ta có thể hiểu các thuật ngữ sau:
“ Kiểm toan”', một mặt nó được coi là kiểm tra sự chính xác số học hay sự tồn tại của tài sản, mặt khác nó là việc thẩm tra sâu sắc và xác minh, với trình độ tổ chức cao hơn.
“ Nội bo”^., để nói rõ ràng đó là công việc kiểm toán do tổ chức và nhân viên của tổ chức đó tiến hành. Như vậy là, công việc kiểm toán ở đây khác với công việc do kiểm toán viên công chứng bên ngoài thực hiện, hoặc do đối tác khác không thuộc tổ chức riêng nào thực hiện.
“ Độc lap”^., nói nên rằng công việc của kiểm toán không bị những ràng buộc có thể hạn chế khả năng phạm vi và hiệu quả của việc thẩm tra, hoặc làm chậm trễ việc báo cáo những phát hiện và kết luận.
“ Thẩm đinh”., khẳng định chủ đề đánh giá của kiểm toán viên nội bộ khi triển khai những kết luận.
“ Được thiết lap”Xậc nhận là tổ chức đã định rõ vai trò của Kiểm toán nội bộ.
“Xem xét và đánh gia”', nói rõ vai trò hành động của Kiểm toán viên nội bộ, một là điều tra phát hiện sự việc, hai là nhận định và đánh giá.
Cụm từ “ Hoạt động của tổ chuc”khảng+' định phạm vi quyền hạn rộng của công việc Kiểm toán nội bộ khi tác động đến tất cả hoạt động của tổ chức.
Thuật ngữ “ Giúp đo”+~ khẳng định sự giúp đỡ và hỗ trợ là kết quả cuối cùng của Kiểm toán nội bộ.
Cụm từ “ Đối với tổ chức đo”' khẳng dịnh toàn bộ phạm vi giúp đỡ cho cả tổ chức bao gồm toàn thể nhân viên, hội đồng giám đốc ( trong đó có uỷ ban Kiểm toán của hội đồng giám đốc) và các cổ đông của công ty.
Từ các thuật ngữ cũng như định nghĩa nêu trên ta có thể hiểu rõ bản chất của Kiểm toán nội bộ thì căn cứ chủ yếu là xem xét mối quan hệ giữa Kiểm toán nội bộ với các hoạt động khác của công ty. Trước hết là công việc của kiểm toán viên phải tách ra khỏi các nghiệp vụ hàng ngày của một công ty. Một kiểm định thực tế là nếu Kiểm toán nội bộ tạm ngừng một phần hay toàn bộ thì các nghiệp vụ bình thường của công ty cho đến lúc đó vẫn tiếp tục theo cách đang làm. Lý do của sự tách rời là rất thực tế. Trong phạm vi mà nhóm Kiểm toán nội bộ phải chịu trách nhiệm đối với những công việc hàng ngày – ví dụ như thông qua biến động tài san ? thì việc thẩm ra riêng hay thẩm tra bổ xung sẽ không còn nữa. Thay vào đó, hoạt động Kiểm toán nội bộ chỉ đơn giản là nhận trách nhiệm của kiểm toán thông thường hay của các nghiệp vụ khác. Có khi người quản lý thích giao những trách nhiệm về các nghiệp vụ cho Kiểm toán nội bộ, nhưng làm như vậy chính là việc hiểu sai về việc thẩm tra độc lập
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 767
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 3690
⬇ Lượt tải: 35
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 17