Mã tài liệu: 227080
Số trang: 48
Định dạng: doc
Dung lượng file: 472 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt 2
Lời nói đầu 3
Phần một: KHÁI QUÁT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 4
1.1. Khái niệm thuế TNDN . 4
1.2. Nguồn gốc thuế TNDN 4
1.3. Đối tượng nộp và không nộp thuế TNDN 4
1.4. Căn cứ tính thuế TNDN 5
1.5. Phương pháp tính thuế 5
1.6. Thuế suất thuế TNDN . 6
1.7. Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN 6
1.8. Ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN 16
Phần hai:
PHÂN BIỆT LỢI NHUẬNKẾ TOÁN & LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ 20
2.1. Doanh thu chịu thuế và cách xác định . 20
2.2. Chi phí kinh doanh và chi phí hợp lý (chi phí thuế) 22
2.3.Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế 25
Phần ba:ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Đầy đủ
BTC
Bộ Tài chính
TT
Thông tư
CP
Chính phủ
NĐ
Nghị định
TNCT
Thu nhập chịu thuế
TN
Thu nhập
CP
Chính phủ
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
GTGT
Giá trị gia tăng
TSCĐ
Tài sản cố định
SXKD
Sản xuất kinh doanh
LỜI NÓI ĐẦU
Ta biết rằng, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và khi nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước càng lớn thì tất yếu phải đòi hỏi nguồn thu từ thuế ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, thuế còn có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn sản xuất, tiêu dung, điều chỉnh các cân đối lớn trong nền kinh tê – xã hội. Thông qua thu thuế Nhà nước thực hiện kiểm kê, kiểm soát và quản lý kinh tê – xã hội, đồng thời điều tiết thu nhập, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư.
Ở các nước phát triển, Luật Kế toán là căn cứ để ban hành các chuẩn mực kế toán. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, vào ngày 31/12/2001, Bộ Tài chính ký Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ban hành và công bố 04 chuẩn mực kế toán đầu tiên của Việt Nam dựa trên cơ sở nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế.
Trong 4 chuẩn mực kế toán này thì Chuẩn mực số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 20/2006/TT-BTC ngày 15/02/2005 và thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết. Chuẩn mực này là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhất đối với các chênh lệch phát sinh giữa số liệu ghi nhận theo chính sách kế toán do doanh nghiệp lựa chọn và số liệu theo quy định của các chính sách thuế hiện hành về thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán. Và đây cũng là nội dung nghiên cứu của em.
Sinh viên thực hiện
Vũ Minh Duy
PHẦN MỘT:
KHÁI QUÁT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm thuế TNDN:
Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh trên thu nhập chịu thuế của các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, cơ sở tính thuế TNDN không phải là toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp mà cơ sở tính thuế là TNCT.
1.2. Nguồn gốc thuế TNDN:
Thuế TNDN ra đời xuất phát từ yêu cầu đảm bảo nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Ngoài ra, còn là công cụ quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội.
1.3. Đối tượng nộp và không nộp thuế TNDN:
1.3.1. Đối tượng nộp:
a) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại, các văn bản pháp luật chuyên ngành khác dưới các hình thức:
- Công ty cổ phần;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Công ty hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Doanh nghiệp Nhà nước;
- Nhóm công ty;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
c) Đơn vị sự nghiệp (bao gồm công lập và ngoài công lập) có sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hoặc có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực;
d) Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã bao gồm liên minh hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác.
[FONT="]đ) Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu tại các điểm a, b, c và d có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 919
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 18