Mã tài liệu: 222131
Số trang: 47
Định dạng: doc
Dung lượng file: 258 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, nhất là tại các nước đang phát triển, Kiểm toán nhà nước ra đời rất sớm và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kiểm soát, quản lý việc sử dụng nguồn tài sản quốc gia. Với vai trò là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất, Kiểm toán nhà nước là công cụ không thể thiếu của Quốc hội và Chính phủ trong điều hành nền kinh tế nói chung và quản lý nguồn tài sản quốc gia nói riêng.
Tại Việt Nam, Kiểm toán nhà nước được thành lập theo Nghị định số 70/CP, ngày 11/7/1994, nhằm giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có sử kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp; đánh giá sự tuân thủ pháp luật và hiệu quả hoạt động của các đơn vị được kiểm toán.
Đến ngày 14/6/2005, Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trở thành một cơ quan thuộc Quốc hội, “là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
Trong hơn mười năm hoạt động, Kiểm toán nhà nước Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng của hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước vẫn còn những hạn chế nhất định. Để ngày càng phát triển và thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, cũng giống như bất cứ đơn vị nào khác, Kiểm toán nhà nước cần phải liên tục kiện toàn tổ chức, cải tiến hoạt động của mình để phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được những yêu cầu mới.
Nhận thức được điều đó, với sự giúp đỡ, hướng dẫn của cô giáo, Thạc sỹ Nguyễn Hồng Thuý, em đã chọn đề tài “Mô hình tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam”.
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, đề tài gồm có ba phần chính:
Phần 1: Lý luận chung về Kiểm toán Nhà nước.
Phần 2: Tổ chức bộ máy và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam.
Phần 3: Một số nhận xét và kiến nghị.
thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ tới sô 01699421922
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 1062
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16