Mã tài liệu: 82970
Số trang: 16
Định dạng: docx
Dung lượng file: 2,962 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Trong nền kinh tế thị trường với sự tồn tại và điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường vấn đề quản lý kinh tế nói chung và quản lý kinh tế doanh nghiệp nói riêng đòi hỏi các thông tin phải cung cấp kịp thời, chính xác và toàn diện về tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh tình hình quản lý và sử dụng lao động, vật tư và tiền vốn trong quá trình hoạt động, làm cơ sở đề ra chủ trương, chính sách và biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Để đạt được mục đích trên, chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp cần phải nhận thức và áp dụng phương pháp quản lý hữu hiệu trong đó có hạch toán kế toán tài sản cố định (TSCĐ).
Xét trên phạm vi của doanh nghiệp thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến vấn đề đầu tư, cải tiến kỹ thuật tài sản cố định để phù hợp với mục đích, chiến lược, và trình độ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. TSCĐ có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sản xuất và vì thế có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất kinh doanh. Mọi mục tiêu phương hướng sản xuất kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở quản lý và phát huy tốt các tính năng kỹ thuật của TSCĐ.
Thông qua công tác hạch toán, TSCĐ được phản ánh một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời góp phần cho việc tính toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách tốt nhất. Việc hạch toán TSCĐ một cách kịp thời, chính xác giúp cho các nhà lãnh đạo có biện pháp quản lý TSCĐ một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu mới, đồng thời có kế hoạch tăng cường trang thiết bị máy móc, cải tiến tính năng kỹ thuật của máy móc thiết bị cũ sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Viện nghiên cứu – Mỏ – luyện kim là đơn vị thuộc Bộ công nghiệp nặng giao cho nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai “khoa học – công nghệ” và áp dụng các công nghệ thích hợp vào sản xuất.
Trong những năm qua do biết tận dụng tiềm lực khoa học kỹ thuật sẵn có lãnh đạo viện đã biết khai thác và phát huy triệt để các máy móc và thiết bị sẵn có để sản xuất một số sản phẩm có chất lượng cao nhằm phục vụ xuất khẩu. Viện đã có kế hoạch cải tiến các máy móc thiết bị sẵn có, tăng cường đầu tư các máy móc thiết bị mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chủng loại sản phẩm để đáp ứng nghiên cứu ngày càng cao của thị trường.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 213
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 240
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 140
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 235
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 18