Mã tài liệu: 120047
Số trang: 66
Định dạng: docx
Dung lượng file: 567 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 2007. Sự kiện này đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tác phong công nghiệp… Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, việc đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý tài chính để phù hợp với nền kinh tế thị trường hội nhập cũng tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước. Để đứng vững, tồn tại và phát triển được trước những quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra hướng hoạt động, đem lại hiệu quả, mở rộng quan hệ kinh tế, thu lợi nhuận…
Tuy nhiên vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Việt Nam lại là nước đang phát triển, nền kinh tế còn non kém, thêm vào đó là việc chúng ta mới gia nhập WTO, sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu càng lớn hơn đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó, các doanh nghiệp Việt Nam chính là những người chịu tác động rõ ràng nhất.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không có con đường nào khác là doanh nghiệp phải tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, muốn tối đa hóa lợi nhuận thì phải có biện pháp và chính sách tăng doanh thu.
Doanh thu là mục tiêu đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đang hướng tới, là chỉ số giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư đánh giá được quy mô của doanh nghiệp. Dù trong nền kinh tế tăng trưởng thấp hay cao thì vai trò của doanh thu đối với doanh nghiệp không có gì thay đổi, do vậy, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp chính là tăng cường hiệu quả kinh doanh, đứng vững trên thị trường cạnh tranh.
Để đạt được mục đích trên đòi hỏi các cán bộ quản lý trong doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích các hiện tượng và quá trình kinh tế nhằm đưa ra các quyết định tối ưu nhất trong việc chỉ đạo kinh doanh cũng như quản lý kinh tế. Phân tích thống kê doanh thu là cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh một cách đúng đắn khách quan. Nhờ đó mà doanh nghiệp đúc kết được những bài học kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc đưa ra được những dự báo doanh thu cần thiết cho việc thiết lập, xây dựng các kế hoạch trong ngắn hạn và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn hạn chế trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Kết cấu đề tài.
Luận văn gồm 4 chương :
Chương I : Tổng quan nghiên cứu thống kê doanh thu.
Chương II : Một số vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thống kê thực trạng doanh thu tại công ty Giống rau quả Trung Ương
Chương IV : Các kết luận và đề xuất giải pháp kiến nghị nhằm tăng doanh thu của công ty Giống rau quả Trung Ương.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 102
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 185
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 199
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 158
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 936
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16