Mã tài liệu: 263171
Số trang: 25
Định dạng: zip
Dung lượng file: 102 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, với sự xuất hiện của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với trình độ xã hội hoá cao của nền sản xuất, hạch toán kế toán trở thành một môn khoa học chân chính và phát huy đầy đủ vị trí của mình.
Hạch toán là một hệ thống điều tra quan sát, tính toán đo lường và ghi chép đầy đủ,kịp thời các quá trình kinh tế nhằm quản lý quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn.
Một nền sản xuất với quy mô ngày càng lớn, với trình độ xã hội hoá và sức phát triển ngày càng cao, với yêu cầu quy luật kinh tế mới phát sinh... không thể không tăng cường hạch toán kế toán về mọi mặt. Đồng thời chế độ xã hội chủ nghĩa cũng tạo ra những tiền đề cho sư phát triển nhanh chóng và toàn diện của tài chính kế toán. Chế độ công hữu tư liệu sản xuất với động lực từ con người và mục tiêu về con người sẽ tạo động lực phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực trong đó có hạch toán kế toán. Và như vậy chỉ trong chế độ xã hội chủ nghĩa hạch toán mới trở thành một công cụ để lãnh đạo nền kinh tế và phục vụ cho mọi nhu cầu của các thành viên trong xã hội.
Để quản lý được các hoạt động kinh tế cần có số liệu, để có được số liệu phục vụ cho hoạt động quản lý, giám sát đòi hỏi phải thực hiện việc quan sát, đo lường tính toán và ghi chép các hoạt động đó.
Ở nước ta, sự tồn tại khách quan của nền kinh tế hàng hoá trong thời kỳ hiện nay đã qui định mỗi tổ chức kinh tế phải sản xuất trên thị trường với tư cách là người sản xuất hàng hoá độc lập, tự chịu trách nhiệm lỗ, lãi, chịu trách nhiệm vật chất trước xã hội và người tiêu dùng về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép kinh tế nói trên nhằm thực hiện phản ánh và giám sát các hoạt động kinh tế gọi là hạch toán. Vì vậy mà hạch toán là nhu cầu khách quan của xã hội, và là công cụ quan trọng phục vụ cho quản lý kinh tế. Hạch toán ra đời cùng với quá trình kinh tế với tư cách là do yêu cầu của sản xuất đòi hỏi phải có kiểm tra về lượng những hao phí và kết quả mà quá trình sản xuất tạo ra.
Theo đó doanh nghiệp phải phấn đấu sao cho chi phí cá biệt của đơn vị mình hoặc thấp hơn chi phí xã hội cần thiết. Nhờ đó mới có điều kiện để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, thoả mãn các yêu cầu khác của xí nghiệp và người lao động. Do vậy, khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch hoặc theo đơn đặt hàng của Nhà nước và các tổ chức kinh tế khác xí nghiệp phải tính toán chặt chẽ để hoàn thành với chi phí thấp nhất và hiệu quả đem lại là cao nhất.
Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách tạo ra chi phí thấp nhất phải có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố như: vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ, môi trường kinh tế, sự kết hợp chặt chẽ giữa các khâu, các giai đoạn của sản xuất, có đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề, nắm bắt tốt nhu cầu của thị trường, nguồn nguyên vật liệu dồi dào, giá thành thích hợp...
Hiệu quả của một đơn vị sản xuất kinh doanh chính là hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị (tư liệu lao động), sử dụng các yếu tố vật tư lao động, thông qua năng suất làm việc. Như vậy muốn biết hiệu quả của một đơn vị sản xuất kinh doanh ta phải biết máy móc thiết bị đó đã được sử dụng như thế nào đã hết khấu hao hay chưa, đã đến thời phải thay thế hay chưa... do vạy doanh nghiệp cần phải hạch toán tài sản cố định.
Hạch toán tài sản cố định là một công việc hết sức cần thiết và quan trọng. Cùng với hạch toán giá thành, hạch toán chi phí sản xuất chung... Hạch toán tài sản cố định đã góp phần lớn cho việc quản lý và phát triển sản xuất trong doanh nghiệp.
Với tầm quan trọng của việc hạch toán TSCĐ ở doanh nghiệp - tôi mạnh dạn chọn đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu đề tài "Một số vấn đề về hạch toán kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp".
Trong chừng mực có hạn của bản chuyên đề này - chỉ xin trình bày một số nội dung chủ yếu trong bản chất của hạch toán TSCĐ doanh nghiệp cũng như đề xuất một số phương pháp giúp cho công tác hạch toán này được chặt chẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có thể vận dụng phần nào trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mình
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 58
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 145
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 113
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 184
⬇ Lượt tải: 16