Mã tài liệu: 88262
Số trang: 64
Định dạng: docx
Dung lượng file: 322 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí trong chi tiêu mua sắm sử dụng vốn nhà nước là một vấn đề không mới ở Việt Nam. Song càng ngày vấn nạn này càng trở nên phức tạp. Đã có nhiều quy phạm pháp luật nhằm cải thiện tình trạng nói trên. Tuy nhiên, kết quả thu được còn quá xa so với mong đợi. Nghiên cứu về quản lý chi tiêu mua sắm công sử dụng vốn NN với mục tiêu làm rõ những nguyên nhân gây ra vấn nạn về đầu tư công kém hiệu quả và tệ nạn thất thoát, lãng phí trong chi tiêu mua sắm công sử dụng vốn NN. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân, có thể đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để cải thiện tình trạng yếu kém trong chi tiêu mua sắm sử dụng vốn nhà nước. Đây là một vấn đề có tính thời sự cao, nhất là trong hoàn cảnh tình hình kinh tế suy thoái trầm trọng, nhu cầu đầu tư phát triển và chi tiêu mua sắm công còn rất lớn.
Hoạt động đầu tư từ nguồn vốn nhà nước vào các lĩnh vực phục vụ lợi ích chung không nhằm mục đích kinh doanh là phần đầu tư quan trọng nhằm hình thành và hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước, làm động lực phát triển kinh tế xã hội. phần vốn này chủ yếu do các cơ quan nhà nước như các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp.. theo quy định của pháp luật thực hiện và quản lý sử dụng. Phần vốn đầu tư này chủ yếu có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, chiếm khoảng trên 22% tổng mức đầu tư xã hội trong giai đoạn 2000-2008. Quản lý sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả phần vốn đầu tư công này là yêu cầu trọng yếu và cấp thiết trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước hiện nay.
Về tổng thể, hoạt động đầu tư mua sắm công sử dụng vốn nhà nước trong thời gian qua được quản lý bằng nhiều văn bản pháp quy khác nhau như: luật Đấu Thầu, luật Ngân Sách Nhà Nước, Luật Xây Dựng, Luật Đất Đai, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm….riêng hoạt động đầu từ nguồn vốn nhà nước không chủ nhằm mục đích kinh doanh được điều chỉnh chủ yếu bằng các nghị quyết của quốc hội, các văn bản hướng dẫn thi hành của các luật kiên quan hoặc các nghị định của chính phủ:
- Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và cách nghị định sửa đổi bổ sung quy chế nói trên gồm: nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000; nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 31/1/2003
- Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình ban hành kèm theo nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/3/2005; nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của chính phủ sửa đổi bổi sung một số điều của nghị định số 16/2005/NĐ-CP.
- Quy chế quản lý sử dụng nguồn vốn ODA ban hành kèm theo nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của chính phủ
Các văn bản quy phạm pháp luật nói trên đã và đang là cơ sở pháp lý để quản lý đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư công trên toàn quốc. nhờ đó, hoạt động đầu tư trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả nhất định, đảm bảo đầu tư đúng mục tiêu, phù hợp với quy hoạch đồng thời thực hiện tương đối tốt việc cải cách hành chính từng bước thích hợp với nền kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, tổng hợp, đánh giá thực tế quản lý đầu tư công bằng các nghị định của chính phủ và các luật liên quan thời gian qua còn cho thấy còn nhiều vấn đề vướng mắc chưa giải quyết được và chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản lý đầu tư công hiện nay.
Vì vậy chuyên đề thực tập mong muốn đi sâu vào vấn đề quản lý nhà nước trong hoạt động mua sắm công cộng và đưa ra một số giải pháp về hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mua sắm công cộng.
Bố cục của đề tài gồm:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về mua sắm công cộng
Chương II: Thực trạng hoạt động mua sắm công cộng sư dụng ngân sách nhà nước ở Việt Namgiai đoạn từ năm 2000-2009
Chương III: Một số đề xuất về giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động mua sắm công cộng sử dụng vốn nhà nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 185
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 193
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 108
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16