Mã tài liệu: 64982
Số trang: 25
Định dạng: docx
Dung lượng file: 137 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi sâu sắc, sự thay đổi này đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý kinh tế phù hợp. Một trong những công cụ quản lý kinh tế, tài chính có vai trò tích cực chính là hạch toán kế toán. Với tư cách là một công cụ quản lý, kế toán luôn phải tuân thủ một số nguyên tắc chung được thừa nhận (GAAP) nhằm đảm bảo cung cấp thông tin một cách chính xác và nhanh chóng cho các đối tượng sử dụng. Một trong những nguyên tắc đó là nguyên tắc “thận trọng”. Nguyên tắc này yêu cầu: khi có nghi ngờ về các nghiệp vụ không chắc chắn về những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai, lúc đó kế toán cần thận trọng trong việc lựa chọn giải pháp ghi nhận nghiệp vụ, để đảm bảo rằng báo cáo tài chính không công bố tài sản và thu nhập vượt qua khả năng thực tế, đồng thời công nợ và chi phí cũng không được công bố thấp hơn thực tế.
Vận dụng nguyên tắc “thận trọng” vào công tác kế toán, tại thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính, kế toán sẽ tiến hành lập dự phòng đối với những khoản mục tài sản có nguy cơ bị giảm giá trị hoặc lập dự phòng cho những khoản chi phí và rủi ro sẽ phát sinh trong tương lai căn cứ theo những sự kiện xảy ra trong hiện tại. Nói cách khác, về bản chất, dự phòng là sự xác nhận của kế toán về một khoản giảm giá trị tài sản hoặc một khoản chi phí sẽ phát sinh do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng không chắc chắn. Khoản dự phòng được lập sẽ giúp doanh nghiệp phản ánh đúng giá trị thực của tài sản trên sổ kế toán đồng thời là nguồn tài chính bù đắp tổn thất kinh doanh của doanh nghiệp khi tài sản của doanh nghiệp thực sự giảm giá, bên cạnh đó việc lập dự phòng sẽ giúp doanh nghiệp nắm thế chủ động trong việc xử lý rủi ro xảy ra và có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý để có thể luôn đứng vững trong môi trường có tính cạnh tranh cao của nền kinh tế. Điều này chứng tỏ vai trò to lớn của dự phòng đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Kết cấu đề tài này gồm:
Phần I: Lý luận chung về tổ chức vận dụng và kế toán các khoản dự phòng hiện nay trong các doanh nghiệp.
Phần II: Quan điểm và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ kế toán các khoản dự phòng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 159
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 151
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 133
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1084
⬇ Lượt tải: 17