Tìm tài liệu

Kiem toan cac khoan du phong trong kiem toan Bao cao tai chinh do Cong ty AASC thuc hien

Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện

Upload bởi: bmngoc07

Mã tài liệu: 224806

Số trang: 92

Định dạng: doc

Dung lượng file: 754 Kb

Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán

Info

[FONT="]Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện(113 trang)

[FONT="]LỜI MỞ ĐẦU

[FONT="]

[FONT="] [FONT="]Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh đều phải quan tâm tới tình hình tài chính của mình. Những thông tin này có vai trò quan trọng không chỉ đối với chính doanh nghiệp mà còn đối với những người quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, không phải bất kỳ thông tin nào của doanh nghiệp cũng được phản ánh trung thực, hợp lý, khách quan. Do đó cần phải được kiểm toán. Như vậy kiểm toán là hoạt động tất yếu để duy trì sự công bằng và tạo niềm tin cậy trong các quan hệ kinh tế - xã hội trong điều kiện cạnh tranh.

Kinh tế thị trường tạo ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp, song nó cũng gây ra nhiều mặt trái .Trong điều kiện cạnh tranh đó, các doanh nghiệp luôn phải nỗ lực không ngừng để giành giật thị trường, tạo thế đứng trong xã hội. Cạnh tranh tất yếu dẫn đế kẻ thua, người thắng. Trong thương trường không biết lúc nào mình sẽ thành kẻ thua, lúc nào sẽ trở thành giàu có. Đối với các doanh nghiệp khi kinh doanh, tổn thất có thể xảy ra là không thể tránh khỏi. Kinh tế thị trường có thể làm cho doanh nghiệp phát triển nhưng nó cũng làm cho chính doanh nghiệp đó bị thua lỗ. Để đảm bảo cho tình hình tài chính được ổn định đồng thời để có thể bù đắp cho khoản tổn thất có thể xảy ra, doanh nghiệp sẽ dự trù một khoản dự tính trước để cho vào chi phí. Đó là khoản dự phòng: dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính, cho nợ phải thu khó đòi, cho giảm giá hàng tồn kho.

Các khoản dự phòng này được coi như một phần chi phí và được trừ vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc làm này một mặt giúp doanh nghiệp có thể tránh khỏi những khoản tổn thất nhưng một mặt nó cũng tạo ra một kẽ hở cho chính doanh nghiệp đó trong việc cố tình ghi tăng các khoản dự phòng để làm tăng chi phí, từ đó lợi nhuận sẽ giảm và thuế thu nhập phải nộp Nhà nước cũng giảm theo. Nhà nước tạo một quy chế giúp doanh nghiệp có thể thoát khỏi tình trạng tài chính xấu nhưng đồng thời cũng tạo “giúp” doanh nghiệp có được chỗ lách để trốn thuế.

Như vậy đây là khoản mục rất dễ xảy ra các sai phạm. Các khoản dự phòng luôn là đối tượng quan tâm đặc biệt của kế toán và kiểm toán bởi tính trọng yếu của nó cũng như mối liên hệ của nó tới các chỉ tiêu khác trên Báo cáo tài chính. Việc đưa ra những đánh giá nhận xét đối với các chỉ tiêu trên Báo các tài chính cũng phụ thuộc vào ý kiến nhận xét đối với các khoản dự phòng. Khi tiến hành kiểm toán Báo cáo tài của bất kỳ doanh nghiệp nào, kiểm toán các khoản dự phòng luôn được cân nhắc vì rủi ro kiểm toán khi kiểm toán các khoản dự phòng thường cao.

Nhận thức được điều đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán , Em chọn đề tài: “Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện.” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Mục đích của đề tài là nhằm tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm khi kiểm toán các khoản này.

Nội dung nghiên cứu gồm:

[FONT="]Phần I : Cơ sở lý luận về các khoản dự phòng và kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán tài chính.

Phần II : Thực trạng kiểm toán khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện.

Phần III : Bài học kinh nghiệm và phương hướng hoàn thiện kiểm toán các khoản dự phòng tại Công ty AASC.

Phương pháp nghiên cứu: dựa vào những kiến thức suy luận, lôgic, lý luận biện chứng, toán học

Phạm vi nghiên cứu: dưới góc độ là chuyên đề thực tập tốt nghiệp, chuyên đề chủ yếu giải quyết vấn đề lý luận, có kết hợp liên hệ thực tế kiểm toán tại Công ty AASC

[FONT="] PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG VÀ

[FONT="]KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG

[FONT="]KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH

[FONT="]I>Nội dung về các khoản dự phòng[FONT="]

1.1 Các khái niệm cơ bản

[FONT="] Nhằm giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp các khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh kế toán có sử dụng việc trích lập các khoản dự phòng. Các khoản dự phòng bao gồm : dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động tài chính (ngắn hạn, dài hạn), dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

[FONT="] Các thuật ngữ này được hiểu như sau:

vDự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động tài chính: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán của doanh nghiệp có thể xảy ra trong năm kế hoạch.

Nếu căn cứ vào mục đích và thời hạn, dự phòng giảm giá chứng khoán được chia ra làm hai loại: dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. Cả hai khoản này được lập để ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh do sự giảm giá của các chứng khoán đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn.

vDự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu, có thể không đòi được do đơn vị nợ hoặc người nợ không có khả năng thanh toán trong năm kế hoạch.

vDự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch.

Việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng tại mỗi doanh nghiệp đều phải tuân theo các quy định chung của Nhà nước cũng như của Bộ Tài chính. Do vậy tìm hiểu về các khoản dự phòng cần có những hiểu biết về việc sử dụng và trích lập đó.

1.2 Đặc điểm và quy định chung về các khoản dự phòng

1.2.1 Đối tượng trích lập dự phòng

Các đối tượng trích lập dự phòng bao gồm:

-Nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư hàng hoá, thành phẩm tồn kho, mà giá trên thị trường thấp hơn giá đang hạch toán trên sổ sách.

-Các chứng khoán do doanh nghiệp đầu tư bị giảm giá so với giá đang hạch toán trên sổ sách.

-Các khoản nợ phải thu khó đòi.

1.2.2 Điều kiện lập dự phòng

¬Đối với các loại chứng khoán giảm giá:

-Là chứng khoán của doanh nghiệp được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

-Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ sách.

-Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường thì không được lập dự phòng giảm giá.

¬Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi:

-Phải có tên, địa chỉ nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng đơn vị nợ, trong đó ghi rõ nợ phải thu khó đòi.

-Để có căn cứ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải có chứng từ gốc hoặc xác nhận của đơn vị nợ hoặc người nợ về số tiền còn nợ chưa trả, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ.

Căn cứ để ghi nhận là khoản nợ khó đòi là:

wCác khoản thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên, kể từ ngày đến hạn thu nợ được ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ , doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ.

wTrường hợp đặc biệt, tuy thời hạn chưa tới 2 năm, nhưng đơn vị đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc người nợ có dấu hiệu như: bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử thì cũng được ghi nhận là khoản nợ khó đòi.

¬Đối với vật tư hàng hoá tồn kho:

-Có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn vật tư hàng hoá tồn kho.

-Là những vật tư hàng hoá thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thấp hơn giá gốc .

-Vật tư hàng hoá tồn kho có giá trị bị giảm giá so với giá gốc bao gồm: Vật tư hàng hoá tồn kho bị hư hỏng kém phẩm chất, bị lỗi thời hoặc giá bán bị giảm theo mặt bằng chung trên thị trường .

-Trường hợp vật tư hàng hoá tồn kho có giá trị bị giảm so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ vật tư hàng hoá này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá vật tư hàng hoá tồn kh

1.2.3 Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng

-Việc trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động tài chính,dự phòng giảm giá hàng tồn kho,dự phòng nợ phải thu khó đòi đều được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm.

-Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch ( bắt đầu từ ngày1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.

1.2.4 Phương pháp lập các khoản dự phòng

a>Lập phòng giảm giá các loại chứng khoán đầu tư

Doanh nghiệp lập dự phòng cho loại chứng khoán bị giảm giá , có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm của năm báo cáo và được tổng hợp và bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư làm căn cứ hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

file:///C:/DOCUME%7E1/Root/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gifCông thức:

Mức dự Số lượng chứng Giá Giá

phòng giảm khoán bị giảm chứng khoán chứng khoán

giá đầu tư = giá tại thời điểm x hạch toán - thực tế

chứng khoán lập báo cáo tài trên sổ trên thị

cho năm kế hoạch chính năm kế toán trường

b>Lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi

Trên cơ sở những đối tượng và điều kiện lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi trên.

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi,doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết làm căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Tổng mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

c>Lập dự phòng giảm giá vật tư tồn kho

[FONT="] Cuối kì kế toán hàng năm căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng tồn kho thực tế của từng loại vật tư hàng hoá để xác định mức dự phòng theo công thức

công thức:

file:///C:/DOCUME%7E1/Root/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image002.gif

Mức dự Lượng vật tư Giá gốc Giá trị

phòng hàng hoá tồn của thuần

giảm giá kho giảm giá vật tư có thể

vật tư hàng = tại thời điểm x hàng - thực hiện

hoá cho lập báo cáo hoá được của

năm kế tài chính tồn hàng

hoạch năm kho tồn kho

[FONT="]

[FONT="]Trong đó:

- Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tại.

- Giá trị thuần có thể thực hiện được : là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ ( - ) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Việc lập dự phòng được tiến hành riêng cho từng loại vật tư hàng hoá bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp vào bảng kê chi tiết .

1.2.5 Xử lý các khoản dự phòng

Vật tư hàng hoá tồn kho, chứng khoán đầu tư, nợ phải thu khó đòi đã trích lập dự phòng nếu trên thực tế vật tư hàng hoá tồn kho không bị giảm giá, đã sử dụng và sản xuất kinh doanh hoạch đã bán; nợ đã thu hồi được, thì khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho,chứng khoán đầu tư,hoặc nợ phải thu khó đòi phải được hoàn nhập , cụ thể như sau:

a>Đối với khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư

[FONT="] Cuối năm, doanh nghiệp có chứng khoán bị giảm giá so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán thì cần trích lập dự phòng:

[FONT="] v[FONT="]Nếu số dự phòng giảm giá trích lập cho năm kế hoạch bằng số dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư.

vTrường hợp số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích lập năm trước thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí hoạt động tài chính phần chênh lệch giữa số phải trích lập cho năm kế hoạch với số dư khoản dự phòng khoản dự phòng đã trích lập năm trước, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính (chi tiết từng loại chứng khoán)

[FONT="] Có TK 129, 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn.

[FONT="] v[FONT="]Ngược lại, nếu số dự phòng phải trích cho năm kế hoạch thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư đã trích lập năm trước thì doanh nghiệp ghi giảm chi phí phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 129, 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn.

Có TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính( chi tiết từng loại chứng khoán)

b>Đối với khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi

vKhi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi doanh nghiệp phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Nếu dự phòng phải trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp không phải trích lập.

vNếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được trích thêm, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp ( Chi tiết từng công nợ )

[FONT="] Có TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi.

vTrường hợp số dự phòng phải trích cho năm kế hoạch thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi thì phải ghi giảm chi phí phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp ( chi tiết từng công nợ )

àXử lý xoá các khoản nợ không thu hồi được:

wCác khoản nợ không thu hồi được khi xử lý xoá sổ phải có một số điều kiện:

-Biên bản xử lý nợ của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp, trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi trừ đi các khoản thu hồi được ).

-Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xoá sổ để làm căn cứ hạch toán.

-Quyết định của Toà án cho xử lý phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với đơn vị nợ.

[FONT="] -Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.

-Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với nợ còn sống nhưng không có khả năng trả nợ.

-Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thu hành án nhưng quá thời hạn 2 năm kể từ ngày nợ.

wXử lý hạch toán:

üGiá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không thu hồi được cho phép xoá nợ , doanh nghiệp hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp ( chi tiết công nợ )

[FONT="] Có TK 131 – Phải thu khách hàng

Có TK 138 – Phải thu khác.

üĐồng thời ghi vào bên nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý- (tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán)

üCác khoản nợ phải thu sau khi có quyết định xoá nợ, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ sách trong thời hạn tối thiểu 5 năm và tiếp tục có biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được thì số tiền sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập bất thường.

c>Đối với khoản dự phòng giảm giá tồn kho

vCuối kì kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho .Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

[FONT="] v[FONT="]Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán ( chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho ) Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

[FONT="] v[FONT="]Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản sự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch được , ghi:

[FONT="] Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá HTK)

Trên cơ sở hiểu biết về các quy định chung đối với việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng, nhiệm vụ và mục tiêu kiểm toán sẽ được đề ra tương ứng với các khoản dự phòng đó.

[FONT="]II> Kiểm toán các khoản dự phòng

2.1 Nhiệm vụ kiểm toán

Do đặc điểm và những quy định chung trong việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng nên khi kiểm toán các khoản dự phòng cần kiểm toán một cách chặt chẽ, dựa trên các chính sách, thủ tục, quy trình kiểm toán để kiểm tra và đánh giá; kiểm toán các chứng từ, sổ sách có liên quan đến việc trích lập dự phòng:

[FONT="] ü[FONT="]Đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi phải xét trong mối quan hệ với các khoản nợ phải thu khó đòi.

[FONT="] ü[FONT="]Đối với dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư cần liên hệ với việc kiểm toán các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn.

[FONT="] ü[FONT="]Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho kiểm toán gắn liền với kiểm toán khoản mục hàng tồn kho.

2.2 Mục tiêu kiểm toán

2.2.1Mục tiêu kiểm toán chung

[FONT="]Bất kỳ một công việc nào khi tiến hành thực hiện cũng phải hướng tới cái đích. Cũng giống như hoạt động có ý thức của con người, hoạt động kiểm toán- một hoạt động chuyên sâu về nghề nghiệp- cũng có mục đích cùng những tiêu điểm cần hướng tới. Tập hợp các tiêu điểm hướng tới mục đích đó gọi là hệ thống mục tiêu kiểm toán.

Kiểm toán các khoản dự phòng đều hướng tới các mục tiêu chung, mục tiêu chung lại chia thành hai loại cụ thể là sự hợp lý chung và các mục tiêu khác:

[FONT="] t[FONT="]Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu khác. Nếu kiểm toán viên không nhận thấy mục tiêu hợp lý chung đã đạt được thì tất yếu phải dùng đến các mục tiêu khác.

tCác mục tiêu chung khác được đặt ra tương ứng với cam kết của nhà quản lý là mục tiêu hiệu lực, mục tiêu trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, mục tiêu chính xác cơ học, định giá và phân bổ, phân loại và trình bày:

²Xác nhận về sự tồn tại hoặc phát sinh(mục tiêu hiệu lực): Là sự cam kết về tính có thực của các con số trên các Báo cáo tài chính. Xác nhận này nhằm tránh tình trạng khai không đúng hoặc khai khống các khoản tiền không có thực vào Báo cáo tài chính.

²Xác nhận về sự trọn vẹn: Là sự cam kết đã bao hàm trong các Báo cáo tài chính tất cả các nghiệp vụ, các số dư cần và có thể được trình bày trong các bảng tương ứng. Trái với tính hiện hữu phát sinh, tính trọn vẹn có quan hệ với các nghiệp vụ có khả năng bỏ sót trong Báo cáo tài chính.

²Xác nhận về quyền và nghĩa vụ: Là sự cam kết trong các Báo cáo tài chính các tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của đơn vị và công nợ thuộc nghĩa vụ thanh toán của đơn vị tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán.

²Xác định về định giá và phân bổ: Là sự cam kết về sự thích hợp giữa số tiền phản ánh trên các Báo cáo tài chính với số tiền đơn vị chi ra cho tài sản, vốn, cổ phần, thu nhập, chi phí trên Bảng.

²Xác nhận về sự phân loại và trình bày: Là sự cam kết về sự phù hợp giữa việc phân loại và trình bày các phần hợp thành của Báo cáo tài chính với những quy định đang có hiệu lực về sự phân loại và thuyết trình các bộ phận nài

²Mục tiêu chính xác cơ học: là hướng xác minh về sự đúng đắn tuyệt đối qua các con số cộng sổ và chuyển sổ: các chi tiết trong số dư ( cộng số phát sinh) của tài khoản cần nhất trí với các con số ghi trên các sổ phụ tương ứng; số cộng gộp của các tài khoản trùng hợp với số tổng cộng trên các sổ phụ có liên quan; các con số chuyển sổ , sang trang phải thống nhất.

Từ các mục tiêu chung và hiểu được các mục tiêu đó, công việc tiếp theo là cụ thể hoá các mục tiêu chung vào các khoản mục và phần hành cụ thể.

2.2.2 Mục tiêu kiểm toán đặc thù

[FONT="] Mục tiêu kiểm toán đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêu kiểm toán chung và đặc điểm của các khoản mục hay phần hành (đối tượng kiểm toán cụ thể) cùng cách theo dõi chúng trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Mục tiêu kiểm toán đặc thù được mô tả trong Bảng mục tiêu kiểm toán đặc thù ( trang 14).

2.3 Các rủi ro thường gặp trong kiểm toán các khoản dự phòng.

Trong kiểm toán, rủi ro kiểm toán là một điều không thể tránh khỏi. Trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 “đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” rủi ro kiểm toán được hiểu là “rủi ro do Công ty kiểm toán và kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn những sai sót trọng yếu”.

[FONT="] Khi kiểm toán các khoản dự phòng, rủi ro kiểm toán đối với các khoản này thường cao.

[FONT="] Các rủi ro thường gặp có thể là:

[FONT="] ²[FONT="]Đối với các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư:[FONT="] Rủi ro kiểm toán là việc không phản ánh chính xác giá trị giảm giá chứng khoán đầu tư do không được ghi giảm giá theo giá thị trường hoặc do doanh nghiệp cố tình trích tăng chi phí để giảm lợi nhuận nhằm tránh nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.

²[FONT="]Đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi:[FONT="] Các khoản phải thu có thể bị ghi tăng bằng cách tạo ra khoản dự phòng không thích hợp cho các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc phản ánh không chính xác, không hợp lý các khoản nợ phải thu khó đòi .

[FONT="] ²[FONT="]Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho:[FONT="] rủi ro do không phản ánh chính xác giá gốc hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được làm cho việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không được phản ánh đúng.

[FONT="]Bảng số 1: Mục tiêu kiểm toán đối với các khoản dự phòng

[FONT="]Mục tiêu kiểm toán

Mục tiêu kiểm toán các khoản dự phòng

[FONT="]Mục tiêu hợp lý chung

Tất cả các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng nợ phải thu khó đòi đều biểu hiện hợp lý trên các sổ phụ và trên Bảng cân đối kế toán.

Mục tiêu hiệu lực

Đảm bảo các khoản dự phòng ghi trên sổ đều tồn tại thực tế (có thật) vào ngày lập Bảng cân đối kế toán.

Mục tiêu trọn vẹn

Các khoản dự phòng được trích lập và phản ánh một cách đầy đủ.

Quyền và nghĩa vụ

Các khoản dự phòng được trích lập cho khoản nợ phải thu khó đòi, giảm giá đầu tư tài chính, dự phòng giảm giá hàng tồn kho thực sự thuộc quyền sở hữu của khách hàng.

Định giá và phân bổ

Việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng phải tuân thủ theo các quy định chung và phản ánh đúng giá trị.

Chính xác cơ học

Số tổng cộng các khoản dự phòng phải thống nhất giữa sổ phụ và sổ tổng hợp

Phân loại và trình bày

Phân loại đúng các khoản dự phòng theo từng đối tượng chứng khoán giảm giá, giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi.

2.4 Kiểm toán các khoản dự phòng.

Kiểm toán các khoản dự phòng thực chất là thực hiện kiểm toán các khoản mục trong kiểm toán báo cáo tài chính. Do đó khi thực hiện kiểm toán các khoản này, kiểm toán cũng tuân theo quy trình kiểm toán chung gồm các bước: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán, kết thúc kiểm toán.

2.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 quy định: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán”. Việc lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán giúp bao quát được các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, phát hiện gian lận và những vấn đề tiềm ẩn, đảm bảo cho cuộc kiểm toán hoàn thành đúng thời hạn quy định.

[FONT="]Chuẩn mực kiểm toán đầu tiên về thực hành được thừa nhận rộng rãi cũng đòi hỏi quá trình lập kế hoạch phải đầy đủ: “Công việc phải được lập kế hoạch đầy đủ và các trợ lý, nếu có, phải được giám sát đúng đắn”. Lập kế hoạch kiểm toán chính là việc cân đối tích cực giữa nhu cầu và nguồn lực đã có, là việc cụ thể hoá những mục tiêu và phạm vi kiểm toán, đồng thời lượng hoá quy mô từng việc, xác định số nhân lực tham gia kiểm toán, kiểm tra phương tiện và xác định thời gian thực hiện công tác kiểm toán và phương pháp kiểm toán tương ứng.

Việc lập kế hoạch kiểm toán thường được triển khai theo các bước chi tiết sau:

a)Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán.

Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên có vị trí quan trọng trong toàn cuộc kiểm toán bởi mục đích chủ yếu của việc chuẩn bị kiểm toán là lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế các chương trình kiểm toán phù hợp.

Chuẩn bị kiểm toán được bắt đầu bằng việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Công việc này nhằm xem xét liệu chấp nhận kiểm toán cho một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ có làm tăng rủi ro kiểm toán hay làm hại đến uy tín cho Công ty kiểm toán hay không.

Để đạt được điều đó kiểm toán viên sẽ phải tiến hành các bước:

[FONT="] Ø[FONT="]Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng, xem xét tính độc lập của kiểm toán viên, khả năng phục vụ khách hàng tốt của Công ty kiểm toán.

[FONT="] Ø[FONT="]Xem xét tính liêm chính của Ban Giám đốc công ty khách hàng.

[FONT="] Ø[FONT="]Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm. Trong trường hợp khách hàng chưa được Công ty kiểm toán nào kiểm toán thì có thể thu thập thông tin qua sách báo, tạp chí chuyên ngành, hoặc thẩm tra các bên có liên quan

[FONT="] Ø[FONT="]Tiếp theo, kiểm toán viên phải nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng: Bản chất của việc này là xác định người sử dụng Báo cáo tài chính và mục đích sử dụng của họ. Hai yếu tố này giữ vai trò chủ yếu trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán và mức độ chính xác của các ý kiến mà kiểm toán viên đưa ra trong Báo cáo kiểm toán. Khi một trong hai yếu tố này thay đổi thi Kiểm toán viên (KTV) cũng phải thay đổi quy mô, chất lượng, số lượng bằng chứng kiểm toán.

[FONT="] Ø[FONT="]Từ việc đánh giá khă năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện lý do kiểm toán Công ty kiểm toán tiến hành lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán: công việc này rất quan trọng bởi lẽ nó không chỉ hướng tới hiệu quả của cuộc kiểm toán mà còn tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán chung được thừa nhận rộng rãi (GAAS). Chính vì vậy công việc lựa chọn thường do Ban Giám đốc của Công ty kiểm toán chỉ đạo và công việc kiểm toán cần được giao cho các nhân viên có trình độ chuyên môn và năng lực tốt.

Sau khi chuẩn bị các điều kiện để có thể tiến hành cuộc kiểm toán, kiểm toán viên bắt đầu vào việc thu thập thông tin cơ sở.

b) Thu thập thông tin cơ sở.

[FONT="]Công việc này bao gồm:

wTìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng: Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế 310 về tìm hiểu hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam có quy định: “Để thực hiện công tác kiểm toán Báo cáo tài chính, KTV phải có hiểu biết đầy đủ về tình hình kinh doanh để xác định và hiểu các sự kiện, nghiệp vụ thông lệ của đơn vị ”. KTV có thể có được hiểu biết này bằng nhiều cách nhưng cách thông lệ nhất là trao đổi với các kiểm toán viên tiền nhiệm, hoặc trao đổi trực tiếp với nhân viên, với Ban Giám đốc công ty. khách hàng.

[FONT="] w[FONT="]Xem xét lại kết quả kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung: qua đây kiểm toán viên sẽ thấy được thông tin hữu ích về công việc kinh doanh của khách hàng.

[FONT="] w[FONT="]Tham quan nhà xưởng: tham quan nhà xưởng, quan sát trực tiếp hoạt động kinh doanh của khách hàng sẽ cung cấp cho kiểm toán viên những điều mắt thấy tai nghe về quy trình sản xuất của khách hàng, đồng thời cho phép kiểm toán viên gặp những nhân vật chủ chốt , tạo điều kiện để phát hiện những vấn đề quan tâm.

[FONT="] w[FONT="]Nhận diện các bên hữu quan: các bên hữu quan và các nghiệp vụ giữa các bên hữu quan có ảnh hưởng lớn tới nhận định của người sử dụng Báo cáo tài chính. Công việc này có thể thực hiện thông qua phỏng vấn Ban Giám đốc, xem sổ theo dõi đốc công, theo dõi khách hàng

c) Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.

Các thông tin cơ sở đã cho phép KTV hiểu được các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, các thông tin về nghĩa vụ pháp lý còn giúp kiểm toán viên nắm bắt được quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng tới các mặt hoạt động kinh doanh này.

Các thông tin này gồm:

[FONT="] - Giấy phép thành lập và điều lệ công ty.

[FONT="] - Các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước.

[FONT="] - Biên bản họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.

[FONT="] - Các hợp đồng và cam kết quan trọng

d) Thực hiện các thủ tục phân tích.

Sau khi đã thu thập thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành phân tích đối với các thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được áp dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán. Việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng trên báo cáo tài chính năm trước như: doanh thu, chi phí năm nay so với năm trước, so với các đơn vị khác có cùng quy mô, hay so với tổng tài sản, nguồn vốn, lợi nhuận trên báo cáo tài chính sẽ cho biết tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp có những biến động gì; phân tích mức tăng giảm tài sản cố định, vốn lưu động có tăng giảm bất thường hay không, chi phí khấu hao có hợp lý hay không cũng sẽ giúp kiểm toán viên có được cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

e) Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro.

Nếu ở các bước trên kiểm toán viên mới chỉ thu thập được các thông tin mang tính khách quan về khách hàng thì ở bước này, kiểm toán viên sẽ căn cứ vào các thông tin đã thu thập được để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp.

­ Đánh giá tính trọng yếu:

[FONT="]Trọng yếu là khái niệm chỉ tầm quan trọng của các sai phạm của các thông tin tài chính. Mức độ trọng yếu có thể ảnh hưởng lớn đến việc lập kế hoạch kiểm toán, thiết kế phương pháp kiểm toán, đặc biệt là phát hành Báo cáo kiểm toán. Vì vậy trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc đánh giá mức độ trọng yếu là rất lớn. Tại đây kiểm toán viên cần đánh giá trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính và phân bổ mức đánh giá trọng yếu cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính.

ü[FONT="]Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu[FONT="]: là lượng tối đa mà kiểm toán viên tin rằng ở mức đó các Báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng thông tin tài chính. Đây là một việc làm mang tính xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.

[FONT="]Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho kiểm toán viên lập kế hoạch thu thập bằng chứng thích hợp. Cụ thể, nếu các kiểm toán viên ước lượng mức độ trọng yếu càng thấp, nghĩa là độ chính xác của các thông tin càng cao, thì số lượng bằng chứng thu thập càng nhiều và ngược lại.

üPhân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục: Các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng nợ phải thu khó đòi sẽ được phân phối ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Việc phân bố được thực hiện theo cả hai chiều hướng là tình trạng khai khống và khai thiếu.

Tính trọng yếu không chỉ được xem xét trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán mà được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán.

­ Đánh giá rủi ro:

[FONT="]Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định rủi ro kiểm toán mong muốn (AR). Mức rủi ro này phụ thuộc vào mức độ mà theo đó người sử dụng tin tưởng vào Báo cáo tài chính và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi Báo cáo kiểm toán được công bố. Rủi ro kiểm toán được chia thành ba mức:

w[FONT="]Rủi ro tiềm tàng (IR) :[FONT="] là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục cho dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.

[FONT="] w[FONT="]Rủi ro kiểm soát (CR) :[FONT="] là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu do hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động không có hiệu quả, không phát hiện hoặc không ngăn chặn được các sai phạm này.

wRủi ro phát hiện (DR) : là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu mà kiểm toán viên đã không phát hiện được.

[FONT="] Ba loại rủi ro này có mối quan hệ mật thiết với nhau, được thể hiện qua công thức:

AR=IR*CR*DR

f) Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát.

[FONT="]Trong kiểm toán công việc này hết sức quan trọng. Vấn đề này được đề cập trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400, Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và cũng được quy định ở điều thứ 2 trong 10 Chuẩn mực Kiểm toán được thừa nhận rộng rãi (GAAS): “kiểm toán viên phải có một sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán và để xác định bản chất, thời gian, phạm vi của các cuộc khảo sát được thực hiện”.

ÜVới tất cả các thông tin trên, kiểm toán viên xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300, Kế hoạch kiểm toán, những vấn đề chủ yếu kiểm toán viên phải trình bày trong kế hoạch kiểm toán bao gồm: hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán; hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ; rủi ro và mức độ trọng yếu; nội dung, lịch trình và phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán; phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra và các vấn đề khác.

[FONT="]Từ kế hoạch tổng quát, kiểm toán viên sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
  • Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán ...

Upload: cabinot001

📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 393
Lượt tải: 18

Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán ...

Upload: leha41972

📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 462
Lượt tải: 16

Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự ...

Upload: duytc0606

📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 367
Lượt tải: 16

Kiểm toán các khoản mục dự phòng trong kiểm ...

Upload: Tadinhnhi

📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 130
Lượt tải: 6

Hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản ...

Upload: viet_khoa

📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 487
Lượt tải: 16

Kiểm toán tiền lương và các khoản trích trên ...

Upload: hoaibaodiamond

📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 1091
Lượt tải: 19

Kiểm toán tiền lương và các khoản trích trên ...

Upload: hdgtvt

📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 378
Lượt tải: 19

Hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản ...

Upload: NewThanLong1991

📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 410
Lượt tải: 16

Hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản ...

Upload: mai_quang_1993

📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 32
Lượt tải: 16

Kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong ...

Upload: hkyanh

📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 300
Lượt tải: 17

Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản dự ...

Upload: you_okck

📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 348
Lượt tải: 16

Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản dự ...

Upload: tranphuoc123

📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 372
Lượt tải: 19

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán ...

Upload: bmngoc07

📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 401
Lượt tải: 16

Kinh tế Kế toán - Kiểm toán
Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện [FONT=&quot]Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện(113 trang) [FONT=&quot] LỜI MỞ ĐẦU [FONT=&quot] [FONT=&quot] [FONT=&quot]Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh doc Đăng bởi
5 stars - 224806 reviews
Thông tin tài liệu 92 trang Đăng bởi: bmngoc07 - 30/07/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 30/07/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện