Mã tài liệu: 218465
Số trang: 49
Định dạng: doc
Dung lượng file: 586 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
LỜI NÓI ĐẦU
Doanh nghiệp là những đơn vị kinh tế cơ sở, tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để sản xuất sản phẩm, thực hiện cung cấp các loại lao vụ, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Để đạt được mục tiêu cuối cùng của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất.
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, có vai trò cấu thành nên thực thể vật chất sản phẩm. Giá trị nguyên liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (70% 80%).
Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý tiết kiệm trên cơ sở các định mức và dự toán chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tích luỹ cho doanh nghiệp.
Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ có ý nghĩa quan trọng với tư cách là công cụ phục vụ cho công tác quản lý nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ. Do đó phản ánh tình hình sử dụng nguyên vật liệu giúp cho doanh nghiệp thấy rõ ưu nhược điểm của mình trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm thì công tác kế toán phải được coi trọng và được tổ chức một cách hợp lý khoa học, phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
Để đạt được mục tiêu cuối cùng của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất mà điều quan trọng là doanh nghiệp phải lựa chọn nguyên vật liệu như thế nào để cho ra sản phẩm tốt.
Từ các vấn đề phân tích trên, em quyết định chọn đề tài thực tập tốt nghiệp: Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tại Nhà xuất bản Thống kê Hà nội.
Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 phần:
* Phần thứ nhất: Các vấn đề chung về kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ.
* Phần thứ hai: Thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu ở Nhà xuất bản Thống kê.
* Phần thứ ba: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Nhà xuất bản Thống kê.
Tài liệu tham khảo gồm có:
1. Kế toán doanh nghiệp sản xuất (Đề cương bài giảng).
2. Kế toán doanh nghiệp cần biết.
3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp cần biết.
4. Hệ thống kế toán doanh nghiệp.
5. Kế toán doanh nghiệp hỏi và đáp.
6. Các loại chứng từ, biển sổ sách kế toán của phòng kế toán - Nhà xuất bản Thống kê.
Với trình độ có hạn của một học sinh và những vấn đề đã trình bày trong chuyên đề không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy giáo, cô giáo và cán bộ kế toán của Nhà xuất bản Thống kê.
Trong quá trình thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Nhà xuất bản Thống kê và các cán bộ phòng kế toán.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ phòng kế toán, những người đã tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành được chuyên đề này.
CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
I. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ trong sản xuất kinh doanh:
I.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ:
Vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá. Ngoài ra, vật liệu coàn là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định. Dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra sản phẩm mới về mặt giá trị của sản phẩm mới tạo ra.
Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định của tài sản cố định.
Công cụ, dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất khác nhau nhưng trong quá trình sử dụng chúng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Về mặt giá trị, chúng bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vì công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn nên được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động.
Tuy vật liệu và công cụ, dụng cụ có đặc điểm và tính chất khác nhau song chúng đều là yếu tố cấu thành sản phẩm. Do vậy, việc tổ chức kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ một cách khoa học, hợp lý, có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả sẽ giúp cho việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh đảm bảo được yêu cầu quản lý.
I.2. Vai trò của nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ:
Do vật liệu và công cụ, dụng cụ thuộc tài sản lưu động, giá trị của chúng thuộc vốn lưu động dự trữ của doanh nghiệp cho nên việc quản lý vật liệu, công cụ, dụng cụ là một yếu tố khách quan đối với doanh nghiệp. Để tổ chức tốt công tác quản lý vật liệu, công cụ, dụng cụ đòi hỏi phải tổ chức quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua, dự trữ và sử dụng.
Trong quá trình thu mua thì phải quản lý về chất lượng, quy cách, phẩm chất, chủng loại và chi phí thu mua.
Trong khâu dự trữ đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng định mức dự trữ, xác định rõ giới hạn dữ trữ tối thiểu, tối đa cho mỗi loại vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi, không bị ngưng trệ hay vật tư quá nhiều gây ứ đọng vốn.
Khâu bảo quản vật tư là quan trọng nhất đối với tổ chức quản lý vật liệu công cụ dụng cụ. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có đầy đủ kho tàng, lán trại để bảo quản vật tư đồng thời tuỳ loại vật tư phải bảo quản phù hợp tránh hư hỏng, mất mátvà mất phẩm chất làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến giá thành và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm nhằm ngăn ngừa các hiện tượng hư hao, mất mát và lãng phí vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh cho phép hạ tầng thấp giá thành sản phẩm, hạ thấp chi phí đến mức thấp nhất đồng thời làm tăng lợi nhuận và có tích luỹ cho doanh nghiệp. Do vậy, trong khâu sử dụng cần phải thực hiện tốt công tác ghi chép và phản ánh tình hình xuất dùng, sử dụng vật tư trong sản xuất.
Tóm lại, vật liệu và công cụ, dụng cụ có một vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh do đó công tác quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ luôn là một yêu cầu cần thiết và được các nhà quản lý quan tâm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 126
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 22
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16