Mã tài liệu: 251281
Số trang: 81
Định dạng: docx
Dung lượng file: 140 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU (NVL) - CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
I. CƠ SỞ HẠCH TOÁN NVL, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1 - Khái niệm NVL
Trong các doanh nghiệp sản xuất NVL là những đối tượng lao động,thể hiện dưới dạng vật hoá là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, NVL bị tiêu hao toàn bộ và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu mà giá trị của NVL được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mới làm ra.
2 - Đặc điểm và vai trò của NVL trong quá trình sản xuất
Trong các Doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây dựng cơ bản) vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho thuộc TSCĐ của Doanh nghiệp. Mặt khác, nó còn là những yếu tố không thể thiếu, là cơ sở vật chất và điều kiện để hình thành nên sản phẩm.
Chi phí về các loại vật liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp sản xuất. Do đó vật liệu không chỉ quyết định đến mặt số lượng của sản phẩm, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm tạo ra. NVL có đảm bảo đúng quy cách, chủng loại, sự đa dạng thì sản phẩm sản xuất mới đạt được yêu cầu và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của Xã hội.
Như ta đã biết, trong quá trình sản xuất vật liệu bị tiêu hao toàn bộ không giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó chuyển một lần toàn bộ vào giá trị sản phẩm mới tạo ra. Do đó, tăng cường quản lý công tác kế toán NVL đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho Doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Việc quản lý vật liệu phải bao gồm các mặt như: số lượng cung cấp, chất lượng chủng loại và giá trị. Bởi vậy, công tác kế toán NVL là điều kiện không thể thiếu được trong toàn bộ công tác quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước nhằm cung cấp kịp thời đầy đủ và đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất, kiểm tra được các định mức dự trữ, tiết kiệm vật liệu trong sản xuất, ngăn ngừa và hạn chế mất mát, hư hỏng, lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Đặc biệt là cung cấp thông tin cho các bộ phận kế toán nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán quản trị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16