Mã tài liệu: 84741
Số trang: 124
Định dạng: docx
Dung lượng file: 575 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Đối với thế giới: Đặc trưng quan trọng của nền kinh tế thế giới ngày nay là xu hướng quốc tế hoá. Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển thì mỗi nước dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào sự phân công lao động trong khu vực và quốc tế. Ngày nay, không một dân tộc nào có thể phát triển đất nước mình bằng tự lực cánh sinh . Hơn nữa, trên thế giới luôn tồn tại sự khác biệt nhất định giữa các quốc gia về điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất. Bởi vậy, nếu các quốc gia thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không buôn bán với nước ngoài thì đường ranh giới khả năng sản xuất-tiêu dùng trong nước bị thu hẹp rất nhiều so với khi tiến hành hoạt động ngoại thương. Có thể nói, hoạt động ngoại thương mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng, cho phép một quốc gia có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng trong nước không thể sản xuất được, sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu hay sản xuất được nhưng với chi phí cao hơn (tiêu dùng hàng NK). Với sự phát triển nền sản xuất hàng hoá của xã hội, người ta có thể nhận thấy lợi ích của cả hai bên khi mỗi nước đi vào sản xuất chuyên môn những mặt hàng cụ thể mà nước đó có lợi thế tương đối, xuất khẩu những hàng hoá của mình, NK một số mặt hàng từ các nước khác. Muốn phát triển nhanh, mỗi nước không chỉ đơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà còn phải biết tận dụng có hiệu quả tất cả các thành tựu kinh tế, khoa học, kỹ thuật mà loài người đạt được. Như vậy, một nền kinh tế mở sẽ tạo ra hướng phát triển mới, tạo điều kiện khai thác lợi thế, tiềm năng sẵn có của một đất nước kết hợp với hoạt động nhập khẩu kỹ thuật, công nghệ ... hiệu quả tạo yếu tố tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân.
Thực tế các nước phát triển và các nước công nghiệp mới có được sự vươn lên nhanh chóng đều phải gắn liền nền kinh tế nước mình với hệ thống kinh tế thế giới và thông qua hoạt động NK kỹ thuật công nghệ hiện đại
Ở Việt Nam: Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương, Đảng và Nhà nước đã nhận định: ”Tăng cường hoạt động ngoại thương là đòi hỏi khách quan của thời đại”. Và thực tế đã cho thấy từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa, đặc biệt từ khi Việt Nam trở thành nước thành viên của ASEAN, lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ được xoá bỏ thì các mối quan hệ và giao lưu quốc tế của nước ta ngày càng được tăng cường và mở rộng. Với chủ trương: “ Giảm nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu” là xu thế của nước ta khi tiến vào thế kỷ mới song không vì thế mà vị trí của nhập khẩu bị giảm sút. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò của hoạt động này vẫn rất quan trọng vì nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước, bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển cân đối và ổn định. Nhờ có nhập khẩu mà mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và không ngừng được nâng cao vì họ được tự do lựa chọn những hàng hóa phù hợp với thu nhập, sở thích, thẩm mỹ.... mà chất lượng vẫn được đảm bảo. Nhập khẩu không chỉ thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng mà còn đảm bảo đầu vào cho sản xuất góp phần không nhỏ tạo việc làm ổn định cho người lao động trong nước. Ngoài ra, hàng nhập khẩu còn làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, xoá tan thế độc quyền của hàng nội địa buộc các doanh nghiệp nước ta muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường phải luôn thay đổi, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng và tìm mọi cách hạ giá thành. Đồng thời, nhập khẩu còn có vai trò rất tích cực khác là thúc đẩy xuất khẩu, sự tác động này thể hiện ở chỗ hoạt động nhập khẩu đã tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho hàng Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 713
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16