Mã tài liệu: 31398
Số trang: 48
Định dạng: docx
Dung lượng file: 367 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Có thể nói thị trường là môi trường cạnh tranh nơi luôn diễn ra sự ganh đua, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để nhằm chiếm lĩnh thị phần, giành giật khách hàng. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải tập trung mọi cố gắng, nỗ lực vào 2 mục tiêu chính: có lợi nhuận và tăng thị phần. Doanh nghiệp (DN) nếu nắm bắt đầy đủ và kịp thời các thông tin thì có khả năng nắm bắt được thời cơ, tạo được thế chủ động trong kinh doanh và đạt được hiệu quả cao. Doanh nghiệp thương mại (DNTM) đóng vai trò là mạch máu trong nền kinh tế quốc dân, quá trình lưu chuyển hàng hóa bao gồm 3 khâu mua vào, dự trữ, bán ra, trong đó quá trình bán hàng được coi là điều kiện tiên quyết quyết định tới sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Quá trình bán hàng thành công giúp cho DN thu được một khoản doanh thu và bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra từ đó tại ra được một khoản lợi nhuận phục vụ cho quá trình tái sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra đối với các DN là phải làm sao tổ chức tốt khâu bán hàng, rút ngắn quá trình lưu chuyển hàng hóa, tăng nhanh thời gian thu hồi vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một trong các biện pháp quan trọng phải kể đến là các DN phải hoàn thiện hơn công tác kế toán bán hàng. Tổ chức tốt công tác kế toán bán hàng sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt được tốt nhu tình hình biến động của hàng hóa để đưa ra giải pháp phù hợp. Đồng thời giúp cho các nhân viên kế toán quản lý, theo dõi tài sản của DN được tốt hơn đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng cần sử dụng. Nhà nước với chức năng điều tiết kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản, thông tư hướng dẫn nhằm tạo khung hành lang pháp lý quan trọng định hướng cho hoạt động của các DN. Việc ban hành các chuẩn mực kế toán: VAS 01 “Chuẩn mực chung”, VAS 02 “Hàng tồn kho”, VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, VAS 21 “Trình bày báo cáo tài chính”… và chế độ kế toán đã tạo ra khung hành lang pháp lý quan trọng giúp ích rất nhiều cho các DN trong việc ghi nhận các khoản doanh thu và giá vốn hàng bán, việc theo dõi số lượng và giá trị hàng bán, trình bày thông
tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Sự thay đổi các chế độ chuẩn mực và quá trình vận dụng quy định còn chưa được rõ ràng, cụ thể dẫn đến rất nhiều DN còn gặp nhiều lúng túng trong quá trình hạch toán.. Tại Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh và thương mại Thủy Phát cũng không nằm ngoài các vấn đề trên.
Kết cấu chuyên đề:
chương 1: tổng quan nghiên cứu đề tài kế toán bán hàng săm lốp ô tô tại doanh nghiệp tư nhân kinh doanh và thương mại Thủy Phát
chương 2: phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng kế toán bán hàng săm lốp ôtô tại doanh nghiệp tư nhân kinh doanhvà thương mại Thủy Phát
chương 3: các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại doanh nghiệp tư nhân kinh doanh và thương mại Thủy Phát
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 157
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 2835
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 147
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 169
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 175
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 124
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 167
⬇ Lượt tải: 13
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 1327
⬇ Lượt tải: 17