Mã tài liệu: 117139
Số trang: 65
Định dạng: docx
Dung lượng file: 781 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố sau: Sức lao động-Tư liệu lao động-Đối tượng lao động. Khác với các đối tượng lao động ( nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm....) các tư liệu lao động ( như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải...) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ sở tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp được biểu hiện ở tư liệu sản xuất của chính doanh nghiệp đó.
Những tư liệu có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài và hình thái vật chất ban đầu thì gọi là tài sản cố định (TSCĐ). Với vai trò quan trọng của mình, ảnh hưởng của TSCĐ có tính quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do vậy mỗi doanh nghiệp cần phải biết khai thác tận dụng và phát huy những tiềm năng TSCĐ sẵn có, mặt khác không ngừng đổi mới hoàn thiện cơ cấu TSCĐ của đơn vị mình.
Đặc điển chung của các TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm với vai trò là công cụ lao động. Trong quá trình đó, hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi. Song giá trị của nó lại được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sau một thời gian tất yếu TSCĐ sẽ bị hao mòn, hư hỏng hoặc hết khả năng sử dụng. Để tái trang bị TSCĐ mới, thay thế những tài sản đã hư hỏng, thanh lý thì doanh nghiệp cần phải tính khấu hao TSCĐ và qua đó phân bổ chính xác từng phần giá trị hao mòn TSCĐ và hao mòn chi phí sản xuất kinh doanh vào giá thành sản phẩm và giá thành các quá trình cung cấp dịch vụ... việc quản lý chặt chẽ TSCĐ, hạch toán đúng và đủ góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Tổng quan Về Công ty TNHH Phúc Hưng
Chương II: Thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty TNHH Phúc Hưng
Chương III: Nhận xét và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ ở Công ty TNHH Phúc Hưng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 223
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 209
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 262
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 18
⬇ Lượt tải: 5
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16