Tìm tài liệu

Hoan thien ke toan tai san co dinh huu hinh tai Cong ty Xay lap Vat lieu Xay dung An Duong

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương

Upload bởi: duynv1983

Mã tài liệu: 69359

Số trang: 47

Định dạng: docx

Dung lượng file: 607 Kb

Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán

Info

Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là bộ phận chủ yếu của cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp. Việc trang bị, sử dụng TSCĐHH ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐHH là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều nay mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Để tham gia vào sân chơi lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính vững mạnh, có cơ sở vật chất hiện đại để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành cạnh tranh. Việc thực hiện chiến lược đầu tư đổi mới và hiện đại hoá TSCĐHH một cách đúng đắn là một nhân tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất.

Đối với những Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và vật liệu xây dựng như Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương, TSCĐHH là một bộ phận quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư, là cơ sở kỹ thuật để tiến hành các hoạt động sản xuất, là điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động, nâng cao năng suất lao động và chất lượng mỗi công trình. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý, tổ chức kế toán TSCĐHH ngày càng cao. Tổ chức kế toán TSCĐHH có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và sử dụng TSCĐHH. Nó giúp Ban giám đốc nắm được tình hình TSCĐHH để có biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐHH, phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.

Đề tài của em gồm ba phần như sau:

chương 1: một số vấn đề lý luận cơ bản về tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp

chương 2: thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương

chương 3: hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Chuyên đề tốt nghiệp                                                            Trường Đại học Thương mại

    MỤC LỤC

    MỤC LỤC              1

    LỜI MỞ ĐẦU              9

    CHƯƠNG 1:              10

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ Lí LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN              10

    CỐ ĐỊNH HỮU HèNH TRONG DOANH NGHIỆP              10

    1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và tính giá tài sản cố định hữu hình              10

    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm              10

    Tài sản cố định (TSCĐ) là một bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp, nú thường là những tài sản có giá trị lớn và được dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp.              10

    Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực số 03) và Quyết định số 203/ 2009/ TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì:              11

    Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là một bộ phận của TSCĐ nếu phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện. TSCĐHH là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH.              11

    Tuy có nhiều chủng loại, tính chất đặc điểm khác nhau nhưng khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh TSCĐHH đều có những đặc điểm chung sau:              11

    - TSCĐHH là những tư liệu lao động có thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Do vậy cần có vốn đầu tư ban đầu lớn và thời gian thu hồi vốn dài.              12

    - Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh cho đến khi bị hư hỏng, TSCĐHH vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu nhưng từng bộ phận, chi tiết bị hao mòn dần và hư hỏng. Năng lực hoạt động của TSCĐHH bị giảm dần trong quá trình sử dụng.              12

    - TSCĐHH bị hao mòn dần trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, giá trị của TSCĐHH sẽ được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị sản xuất ra hoặc vào chi phí sản xuất, kinh doanh của đơn vị thông qua việc tính khấu hao.              12

    Những đặc điểm trên của TSCĐHH có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hạch toán TSCĐ từ khâu tính giá tới khâu kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp.              12

    1.1.2. Phân loại              12

    TSCĐHH trong một doanh nghiệp rất đa dạng, có sự khác biệt về tính chất kỹ thuật, công dụng, thời gian sử dụng… Vì vậy phân loại TSCĐHH theo những tiêu thức khác nhau là công việc hết sức cần thiết nhằm quản lý thống nhất TSCĐHH trong doanh nghiệp, phục vụ phân tích đánh giá tình hình trang bị, sử dụng TSCĐHH cũng như xác định các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến TSCĐ. Phân loại TSCĐHH là một trong những căn cứ để tổ chức kế toán TSCĐ. Những tiêu thức phân loại TSCĐHH quan trọng là: theo hình thái biểu hiện, theo quyền sở hữu và theo tình hình sử dụng TSCĐHH              12

    Căn cứ vào hình thái biểu hiện thì TSCĐHH được phân thành 5 loại như sau:              12

    - Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như: trụ sở làm việc, nhà kho, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường sá, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng…              12

    - Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ…              12

    - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải bao gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, băng tải…              12

    - Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường…              13

    - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn cao su, vườn cây ăn quả…; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn trâu, đàn bũ…              13

    - Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật…              13

    Theo mục đích và tình hình sử dụng thì TSCĐHH có thể chia thành các loại sau:              13

    - TSCĐHH dùng cho kinh doanh: là TSCĐHH dùng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp              13

    - TSCĐHH dùng cho mục đích phúc lợi: là những TSCĐHH được hình thành từ quỹ phúc lợi do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các mục đích phúc lợi như: nhà trẻ, nhà thi đấu thể thao, …              13

    - TSCĐHH hành chính sự nghiệp: là những TSCĐHH được Nhà nước hoặc cấp trên cấp hoặc do doanh nghiệp mua sắm xây dựng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và được được sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp              13

    - TSCĐHH chờ xử lý: là những TSCĐHH bị hư hỏng không thể sử dụng chờ thanh lý, TSCĐHH không cần dùng hoặc TSCĐHH đang trong quá trình tranh chấp chờ giải quyết, …              13

    Nếu phân loại theo quyền sở hữu thì TSCĐHH có thể chia thành:              13

    - TSCĐHH của doanh nghiệp: là những TSCĐHH được hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (do Ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn tự bổ sung, do nhận góp vốn từ các đơn vị khác, …) hoặc bằng nguồn vốn vay.              13

    - TSCĐHH thuê ngoài: là những TSCĐHH mà doanh nghiệp được chủ tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định được ghi trên hợp đồng thuê tài sản. Theo phương thức thuê thì hợp đồng thuê tài sản được chia làm 2 loại chính: thuê hoạt động và thuê tài chính              13

    1.1.3. Yêu cầu quản lý TSCĐHH              13

    Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH thì công tác quản lý TSCĐHH phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:              13

    - Xác lập đối tượng ghi nhận TSCĐHH: Đó là từng tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được và thỏa mãn tiêu chuẩn của TSCĐHH. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu 1 bộ phần nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nú, nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐHH đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời các tiêu chuẩn của TSCĐHH vẫn được xem là một đối tượng ghi TSCĐHH.              14

    - Mọi TSCĐHH trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ lưu trữ riêng: Do TSCĐHH có thời gian tồn tại lâu dài trong các doanh nghiệp cho nên TSCĐHH cần được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ TSCĐ riêng, được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ              14

    - Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo ba chỉ tiêu giá trị là: Nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại              14

    - Trong mỗi doanh nghiệp cần xây dựng quy chế quản lý TSCĐHH như: xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong việc sử dụng và bảo quản TSCĐHH.              14

    - Đối với những TSCĐHH đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất doanh nghiệp cần phải thực hiện quản lý như những TSCĐ bình thường khác              14

    - Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp cần tiến hành kiểm kê về số lượng và đánh giá chất lượng còn lại của TSCĐHH. Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu trong kiểm kê đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân chênh lệch và có biện pháp xử lý.              14

    1.1.4. Nhiệm vụ kế toán TSCĐHH              14

    Để cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cho công tác quản lý TSCĐHH trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc nói trên kế toán TSCĐHH trong các doanh nghiệp phải đảm bảo được các nhiệm vụ chủ yêu như sau:              14

    - Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời về số lượng và giá trị TSCĐHH hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐHH trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐHH, tạo điều kiện cung cấp thông tin kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐHH và có kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐHH nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp.              15

    - Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐHh vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ kế toán hiện hành quy định.              15

    - Tham gia lập kế hoạch sữa chữa và dự toán chi phí sữa chữa TSCĐHH, tập hợp chính xác và phân bổ hợp lý chi phí sữa chữa TSCĐHH vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.              15

    1.2. Kế toán TSCĐHH theo chế độ kế toán hiện hành              15

    1.2.1. Các quy định của Chuẩn mực kế toán TSCĐHH              15

    - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;              15

    - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;              15

    - Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;              15

    - Có giá trị từ 10. 000. 000 đồng trở lên.              15

    Về ghi nhận nguyên giá: Nguyên giá TSCDDHH phải xác định cho từng trường hợp như: mua sắm, tự xây dựng hoặc tự chế, thuê tài chính, …              15

    Về giá trị khấu hao: Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác. Các phương pháp khấu hao là: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng, theo phương pháp số dư giảm dần và khấu hao theo số lượng sản phẩm.              15

    Về mặt trình bày báo cáo tài chính: trong báo cáo tài chính doanh nghiệp cần phải trình bày theo từng loại TSCĐHH và có đầy đủ các thông tin như:              16

    - Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐHH              16

    - Phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐHH              16

    - Nguyên giá, giá trị khấu hao lũy kế, giá trị còn lại đầu năm và cuối năm của TSCĐHH              16

    - Và các quy định khác về phần TSCĐHH trong bản thuyết minh Báo cáo tài chính              16

    1.2.2. Kế toán TSCĐHH theo chế độ kế toán hiện hành              16

    1.2.2.1. Chứng từ kế toán              16

    1.2.2.2. Tài khoản kế toán              16

    Theo chế độ hiện hành, kế toán TSCĐHH được theo dõi trên tài khoản 211 “TSCĐ hữu hỡnh”. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm của toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp theo nguyên giá. Kết cấu của tài khoản này như sau:              16

    Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐHH theo nguyên giá (mua sắm, xây dựng, cấp phỏt…).              16

    Bên Có: phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐHH theo nguyên giá (thanh lý, nhượng bán, điều chuyển…).              16

    Dư Nợ: nguyên giá TSCĐHH hiện có của doanh nghiệp.              16

    Tài khoản 211 được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2 để theo dõi tình hình biến động của từng loại TSCĐHH như sau:              16

    - TK 2111 “Nhà cửa, vật kiến trỳc”              16

    - TK 2112 “Mỏy móc, thiết bị”              17

    - TK 2113 “Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn”              17

    - TK 2114 “Thiết bị, dụng cụ quản lý”              17

    - TK 2115 “Cõy lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm”              17

    - TK 2118 “TSCĐ hữu hình khỏc”              17

    Ngoài tài khoản 211 “TSCĐ hữu hỡnh”, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như tài khoản 214 “Hao mòn tài sản cố định”, tài khoản 111 “Tiền mặt”, tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”, tài khoản 331 “Phải trả cho người bỏn”, tài khoản 1381 “Tài sản thừa chờ xử lý”…              17

    Kế toán các nghiệp vụ tăng tài sản cố định hữu hình              17

    Trong các doanh nghiệp sản xuất TSCĐHH tăng do nhiều trường hợp như: tăng do mua sắm, xây dựng, nhận vốn góp liên doanh, được biếu tặng, viện trợ…Khi TSCĐHH tăng, kế toán căn cứ vào các chứng từ như: Hoá đơn, Biên bản giao nhận TSCĐ…để ghi vào bên Nợ của tài khoản 211, đồng thời ghi vào bên Có của các tài khoản đối ứng liên quan. Kế toán tổng hợp biến động tăng TSCĐHH trong một số trường hợp cụ thể như sau:              17

    Sơ đồ 1.1:Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ              17

    Trong doanh nghiệp, TSCĐHH giảm do các nguyên nhân như: Giảm do thanh lý, nhượng bán; giảm do góp vốn đầu tư bằng TSCĐHH vào công ty con, công ty liên kết, cơ sở liên doanh đồng kiểm soát, đầu tư dài hạn khác; trả vốn góp đầu tư bằng TSCĐHH…Kế toán căn cứ vào các chứng từ như: Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ…để ghi vào bên Có của tài khoản 211 đối ứng với các tài khoản khác có liên quan. Cụ thể, kế toán tổng hợp biến động giảm TSCĐHH trong một số trường hợp như sau:              18

    Sơ dồ 1.2: Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ              18

    Trong quá trình sử dụng, nhìn chung TSCĐ bị hao mòn dần và đến một thời điểm nào đó thì TSCĐ không còn dùng được nữa. Để đảm bảo tái sản xuất TSCĐ, doanh nghiệp phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 thì giá trị phải khấu hao của TSCĐ là nguyên giá của TSCĐ ghi trên báo cáo tài chính trừ đi giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Giá trị thanh lý của tài sản là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi trừ đi chi phí thanh lý ước tính.              19

    Trong thực tế doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều phương pháp trích khấu hao khác nhau, tuy nhiên tại Việt Nam các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng cơ chế tài chính ban hành. Theo Thông tư số 203/ 2009/ QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm có 3 phương pháp khấu hao: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.              19

    Hàng tháng, căn cứ vào thẻ TSCĐ và các chứng từ cú liên quan kế toán tiến hành trích khấu hao để phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Mức khấu hao trích hàng tháng được xác định theo công thức:              19

    Mức KH của tháng này              19

    =              19

    Mức KH của              19

    tháng trước              19

    +              19

    Mức KH tăng thêm trong tháng này              19

    -              19

    Mức KH giảm bớt trong tháng này              19

    Định kỳ, vào cuối mỗi tháng căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao cho các bộ phận sử dụng, kế toán ghi:              19

    Nợ TK 623: Khấu hao máy thi công              19

    Nợ TK 627: Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất.              19

    Nợ TK 641: Khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng.              19

    Nợ TK 642: Khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp.              19

                  19

    Có TK 214: Số khấu hao phải trích.              19

    Kế toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình              20

    Trong quá trình sử dụng, TSCĐHH bị hao mòn và hư hỏng. Chúng cần phải được sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Tuỳ theo mức độ sửa chữa, người ta chia nghiệp vụ sửa chữa TSCĐHH của doanh nghiệp thành sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và sửa chữa nâng cấp TSCĐHH.              20

    Sửa chữa thường xuyên TSCĐHH là việc sửa chữa nhỏ có tính chất bảo dưỡng hoặc thay thế những bộ phận, chi tiết nhỏ. Do khối lượng công việc sửa chữa không nhiều, quy mô sửa chữa nhỏ, chi phí phát sinh thường được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh của kỳ hạch toán mà nghiệp vụ sửa chữa diễn ra.              20

    Sửa chữa lớn TSCĐHH là công việc sửa chữa có tính chất khôi phục năng lực hoạt động của TSCĐHH, thay thế các bộ phận quan trọng của nú, thời gian diễn ra nghiệp vụ sửa chữa thường kéo dài, chi phí sửa chữa chiếm một tỷ trọng đáng kể so với chi phí kinh doanh của kỳ hạch toán. Vì vậy, theo nguyên tắc phù hợp, chi phí sửa chữa lớn phải được phân bổ vào chi phí kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán khác nhau.              20

    Trong quan hệ với công tác kế hoạch, nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ được chia thành 2 loại là sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch và sửa chữa TSCĐ ngoài kế hoạch.              20

    Sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch là sửa chữa những TSCĐ mà doanh nghiệp đã có dự kiến từ trước, đã lập được dự toán. Vì vậy, trong trường hợp này kế toán kế toán phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh bằng cách trích trước theo dự toán.              20

    Sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch là sửa chữa những TSCĐ hư hỏng nặng ngoài dự kiến của doanh nghiệp. Vì vậy, chi phí sửa chữa phải phân bổ vào chi phí kinh doanh của những kỳ hạch toán sau khi nghiệp vụ sửa chữa đã hoàn thành.              20

    Sơ đồ 1.3: Kế toán sữa chữa TSCĐHH              20

    1.2.2.3. Sổ sách kế toán              21

    CHƯƠNG 2:              21

    THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HèNH TẠI CễNG TY XÂY LẮP VẬT LIỆU XÂY DỰNG AN DƯƠNG              22

    2.1. Phương pháp nghiên cứu              22

    2.2.1. Tổng quan về Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương              22

    2. 2. 1. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty              22

    2.2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh              24

    Sơ đ2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty              25

    2.2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán              25

       Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán              27

    2.2.2. Thực trạng kế toán TSCĐHH tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương              28

    2.2.2.1. Đặc điểm và quản lý TSCĐHH tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương              28

    2.2.2.1. Kế toán TSCĐHH tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương              29

    Khi TSCĐHH tăng, kế toán Công ty căn cứ vào các chứng từ như: Hoá đơn, Biên bản giao nhận TSCĐ…để ghi vào bên Nợ của tài khoản 211, đồng thời ghi vào bên Có của các tài khoản đối ứng liên quan. Đối với Công ty XLVLXD An Dương TSCĐHH tăng chủ yếu là do mua sắm và do quá trình đầu tư xây dựng cơ bản:              30

    * TSCĐHH tăng do mua sắm              30

    - Đối với những TSCĐHH mua sắm đưa vào sử dụng không qua lắp đặt thì kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi:              30

    Nợ TK 211: Theo nguyên giá.              30

    Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).              30

    Có TK 111, 112, 331: Giá thanh toán cho người bán.              30

    Biểu 2. 1 : Sổ Nhật ký chung              31

    Biểu 2. 2: Sổ Cái tài khoản 211              32

    * TSCĐHH tăng do XDCB              32

    Biểu 2. 3: Quyết toán nhà xưởng CNC              33

    TSCĐHH tại Công ty XLVLXD An Dương giảm chủ yếu do các nguyên nhân như thanh lý              35

    Sau khi định khoản, kế toán vào Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái tài khoản 211, tài khoản 214 tương tự như các trường hợp trên.              36

    Biểu 2. 4: Biên bản thanh lý TSCĐ              36

    Biểu 2. 5 : Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ              37

    Biểu 2. 6: Sổ Nhật ký chung              38

    Biểu 2. 7: Sổ Cái tài khoản 214              39

    Biểu 2.8: Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành              42

    CHƯƠNG 3:              43

    HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HèNH TẠI CễNG TY XÂY LẮP VẬT LIỆU XÂY DỰNG AN DƯƠNG              43

    3.1. Đánh giá khái quát thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty XLVLXD An Dương              43

    3.1.1. Về công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định hữu hình              43

    3.1.2. Về hệ thống chứng từ              45

    3.1.3. Về hệ thống tài khoản              46

    3.1.4. Về hệ thống sổ kế toán              47

    3.1.6. Về kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình              47

    3.1.7. Về kế toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình              48

    3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty XLVLXD An Dương              49

    3.2.1. Hoàn thiện kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình              49

    3.2.2. Hoàn thiện hệ thống tài khoản sử dụng trong kế toán tài sản cố định hữu hình              49

    3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chứng từ sử dụng trong kế toán tài sản cố định hữu hình              50

    Trong nghiệp vụ sửa chữa lớn, kế toán không tiến hành trích trước chi phí sữa chữa. Để đảm bảo chủ động nguồn chi phí và tính ổn định của chi phí sản xuất kinh doanh giữa các kỳ, kế toán phải trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.              50

    Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ tính vào chi phí kinh doanh theo dự toán, kế toán ghi:              50

    Nợ TK 627: Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ ở bộ phận sản xuất.              50

    Nợ TK 641: Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ ở bộ phận bán hàng.              50

    Nợ TK 642: Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ ở bộ phận QLDN.              50

    Có TK 335 “Chi phí phải trả”.              50

    Khi công việc sửa chữa lớn diễn ra, tập hợp chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán ghi:              50

    Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa TSCĐ.              50

    Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).              50

    Có TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338, …Yếu tố chi phí.              50

    Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành kế toán tính giá thành thực tế của công việc sửa chữa và tiến hành kết chuyển.              50

    Căn cứ vào giá thành thực tế của công việc sửa chữa, giá thành dự toán đã trích trước, kế toán ghi:              50

    Nợ TK 335: Giá thành dự toán đã trích trước.              50

    Nợ TK 627, 641, 642… Phần dự toán thiếu.              50

    Có TK 241 (2413): Giá thành thực tế.              51

    Nếu trích thừa, ghi:              51

    Nợ TK 335              51

    Có TK 627, 641, 642: Phần dự toán thừa.              51

    3.2.5. Hoàn thiện kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình              51

    Hiện tại, mức tính khấu hao tăng giảm tại Công ty được xác định theo nguyên tắc tròn tháng: TSCĐ tăng trong tháng này thì tháng sau mới bắt đầu tính khấu hao, còn TSCĐ giảm trong tháng này thì tháng sau mới bắt đầu thôi tính khấu hao. Điều này sẽ làm cho việc tính và phân bổ khấu hao vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ không được chính xác. Theo chế độ kế toán hiện hành thì việc trích và thôi trích khấu hao TSCĐ phải được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.              51

    Theo bảng đăng ký khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế, thì hầu hết các TSCĐHH của Công ty có thời gian sử dụng từ 2 đến 3 năm. Thời gian sử dụng này quá ngắn so với tuổi thọ kinh tế và tuổi thọ kỹ thuật của tài sản. Quyết định số 203/ 2009/ TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã quy định khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ cụ thể, việc xác định thời gian sử dụng cho TSCĐHH của Công ty phải tuân theo quy định khung này              51

    KẾT LUẬN              52

    SV: Nguyễn Tuyết Mai                                                            Lớp: K40 DK13

  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
  • Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ...

Upload: tbagvietnam

📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 407
Lượt tải: 16

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính ...

Upload: nupazazi

📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 352
Lượt tải: 16

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ...

Upload: haidang6886

📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 136
Lượt tải: 3

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ...

Upload: mucxucrut

📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 175
Lượt tải: 17

Hoàn thiện kế toán Tài sản cố định hữu hình ...

Upload: dalanh1

📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 452
Lượt tải: 17

Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định ...

Upload: leminhtienck

📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 262
Lượt tải: 18

Hoàn thiện công tác kế toán Tài sản cố định ...

Upload: tuyetroisamac49

📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 210
Lượt tải: 15

Hoàn thiện công tác kế toán Tài sản cố định ...

Upload: quangppi

📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 199
Lượt tải: 18

Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định ...

Upload: anhle

📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 188
Lượt tải: 8

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ...

Upload: ngocson_might

📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 217
Lượt tải: 6

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ...

Upload: dungtuv

📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 265
Lượt tải: 5

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ...

Upload: bn_rong

📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 448
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ...

Upload: duynv1983

📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 468
Lượt tải: 19

CHUYÊN MỤC

Kinh tế Kế toán - Kiểm toán
Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là bộ phận chủ yếu của cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp. Việc trang bị, sử dụng TSCĐHH ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc quản lý và sử dụng hiệu docx Đăng bởi
5 stars - 69359 reviews
Thông tin tài liệu 47 trang Đăng bởi: duynv1983 - 16/12/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 16/12/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương