Mã tài liệu: 218317
Số trang: 87
Định dạng: doc
Dung lượng file: 744 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có sự biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ, trong đó, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng tồn tại, cạnh tranh với nhau và bình đẳng trước pháp luật.
Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước can thiệp rất sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà nước quyết định tất cả các vấn đề kinh doanh như mặt hàng kinh doanh, đối tượng phân phối, giá cả, số lượng và doanh nghiệp sẽ được bù đắp nếu làm ăn thua lỗ. Vì vậy, vấn đề tiêu thụ hàng hoá chỉ mang tính pháp lệnh và hình thức, không được quan tâm và thúc đẩy.
Hiện nay, môi trường kinh tế mới buộc các doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác hoạt động kinh doanh của mình, nắm bắt được các quy luật của cơ chế thị trường để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, đảm bảo thu được lợi nhuận để có thể tồn tại và đứng vững. Thị trường là thách thức lớn lao đối với mỗi doanh nghiệp trong việc tiêu thụ hàng hoá. Doanh thu bán hàng có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nó là nguồn quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản đơn cũng như có thể tái sản xuất mở rộng, là nguồn để các doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, ổn định tình hình tài chính doanh nghiệp . Vì vậy, để có thể đứng vững trên thương trường thì các doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác bán hàng, có chiến lược tiêu thụ thích hợp cho phép doanh nghiệp chủ động thích ứng với môi trường, quyết định kịp thời khi có cơ hội, huy động tất cả các nguồn lực hiện có và lâu dài để có thể đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Xuất phát từ quan điểm trên, trong thời gian thực tập tại Công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà nội em đã nghiên cứu, tìm hiểu về công tác bán hàng của Công ty. Công ty đã sử dụng kế toán như một công cụ đắc lực phục vụ cho việc điều hành quản lý kinh doanh trong Công ty. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên trong Công ty nói chung và các nhân viên phòng kế toán nói riêng, cùng sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà nội”.
Luận văn tốt nghiệp của em gồm ba phần:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà nội.
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà nội.
CHƯƠNG MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
I. Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
1. Hoạt động kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Nước ta hiện nay đang phát triển theo một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước. Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, kinh tế thị trường không phải là một giai đoạn khác biệt,độc lập, tách rời với kinh tế hàng hoá. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế giữa các cá nhân, các doanh nghiệp đều được thể hiện bằng quan hệ trao đổi ( mua - bán ) hàng hoá, dịch vụ thông qua thị trường và quan hệ này được tiền tệ hoá. Bởi vậy lợi nhuận được coi là mục đích, động lực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại do đó dẫn đến cạnh tranh là tất yếu trong thị trường này. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như vậy các chủ thể hoạt động kinh doanh nói chung cũng như doanh nghiệp thương mại nói riêng đều phải nắm vững nhu cầu thị trường, nhu cầu người tiêu dùng, sự biến động của quy luật kinh tế, quan hệ cung – cầu, giá cả từ đó có các chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp. Do đó hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp có đặc điểm sau:
- Các doanh nghiệp thương mại phải tuân theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường chịu sự tác động của các quy luật kinh tế của thị trường: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. Trong thị trường người mua và người bán có quan hệ lợi ích đối lập nhau, nếu giá cả điều hoà được lợi ích này thì được gọi là giá cả thị trường.
- Thương mại nhiều thành phần và do hoạt động trong nền kinh tế thị trường nên tất yếu có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 248
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16