Mã tài liệu: 142097
Số trang: 92
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Hạch toán kế toán có vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế và trong việc thực hiện hạch toán kinh doanh ở các doanh nghiệp . Là công cụ rất quan trọng để thực hiện điều chỉnh quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế tài chính trong từng đơn vị cũng như trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nền kinh tế sản xuất hàng hóa tiền tệ, cho nên hệ thống hạch toán kế toán phải phù hợp để đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và có xu hướng hòa nhập với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời phù hợp với đặc điểm yêu cầu trình độ quản lý kinh tế nước ta.
Sau nhiều lần sửa đổi ngày 1/11/1995 theo QĐ số 1141/TC/QĐ/CĐKT của Bộ trưởng Bộ tài chính đã chính thức ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước và tiếp đến là nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước và một loạt các thông tư của Bộ tài chính ... đã đánh dấu những bước thay đổi lớn lao và ngày càng hoàn thiện của hệ thống kế toán Việt Nam.
Hòa cùng sự chuyển biến của nền kinh tế quốc dân nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng trong đó : XDCB là ngành sản xuất vật chất, độc lập giữ vị trí quan trọng và tạo ra TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân. Do đó, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện cơ chế hạch toán độc lập và tự chủ, đòi hỏi các đơn vị xây lắp khi lựa chọn phương án sản xuất phải tính toán đến lượng chi phí bỏ ra sản xuất sản phẩm tiêu thụ. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải tập hợp những chi phí đã chi ra để sản xuất sản phẩm. Bởi vì có tập hợp được đúng, đủ lượng chi phí bỏ vào sản xuất mới giúp doanh nghiệp xây lắp tính được giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó xác định được kết quả kinh doanh lãi (lỗ). Từ đó phản ánh lại quyết định sản xuất kinh doanh, xây dựng được định mức tiêu hao cho sản phẩm tiếp theo ở các kỳ sau sao cho thích hợp; đồng thời có biện pháp để loại bỏ những chi phí không cần thiết, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Tiết kiệm được chi phí sản xuất đi đôi với việc hạ giá thành sản phẩm.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cơ giới và xây lắp số 13.
Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cơ giới và xây lắp số 13.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 216
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 228
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16