Mã tài liệu: 88705
Số trang: 84
Định dạng: docx
Dung lượng file: 719 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
ở
nước ta, trong thời kỳ bao cấp các doanh nghiệp thương mại chỉ hoạt động với mục tiêu thuần tuý là bán hàng hóa theo các chỉ tiêu do nhà nước đề ra. Bán như thế nào đều dựa trên kế hoạch do nhà nước đề ra, lãi nhà nước thu, lỗ nhà nước bù. Thời kỳ này chỉ biết bán hàng mình có bán mà ít quan tâm đến nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Nhưng giờ đây, bước vào nền kinh tế thị trường mục tiêu của các doanh nghiệp thương mại là “Bán những gì mà thị trường cần” chứ không phải “Bán những gì mà doanh nghiệp có”. Các doanh nghiệp được tự chủ trong kinh doanh, đều bình đẳng cạnh tranh theo pháp luật, hợp tác và liên doanh tự nguyện trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải năng động, doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi, nếu không sẽ không thể đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại và phát triển thì việc tổ chức tốt nghiệp vụ bán hàng, đảm bảo thu hồi vốn bù đắp các chi phí bỏ ra và xác định đúng đắn kết quả bán hàng là những vấn đề rất quan trọng.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại là quá trình thực hiện các nghiệp vụ mua, bán, dự trữ, bảo quản hàng hoá. Mỗi nghiệp vụ này đều ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh, là điều kiện để có kết quả tốt trong kinh doanh, song bán hàng là khâu có quyết định trực tiếp. Có bán được hàng và bán với khối lượng nhiều doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng thị trường, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, giúp doanh nghiệp đứng vững được trong điều kiện nền kinh tế thị trường và ngày càng phát triển thêm. Ngược lại, doanh nghiệp nào không bán được hàng thì sẽ dần đưa doanh nghiệp tới tình trạng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả và đi tới chỗ phá sản.
Mặt khác, xác định chính xác kết quả bán hàng nói riêng và kết quả kinh doanh nói chung cũng là một vấn đề được đặc biệt quan tâm vì nó là mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán với chức năng phản ánh, giám đốc và tổ chức thông tin phục vụ đắc lực cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng cần phải ngày càng được hoàn thiện phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới. Do đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh để từ đó đưa ra được các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phải thực sự được coi trọng.
Luận văn tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại.
Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TNHH PTTM Thành Đạt.
Chương 3: Một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TNHH PTTM Thành Đạt.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 214
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16