Mã tài liệu: 125055
Số trang: 83
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Xã hội loài người đang bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học công nghệ thông tin. Những thành quả của công nghệ thông tin cùng với xu thế toàn cầu hoá đang giúp cho các quốc gia trên thế giới vượt qua giới hạn về mặt địa lý, ngôn ngữ và phong tục tập quán, chế độ chính trị để cùng tham gia vào hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học mà đặc biệt là kinh tế. Hoạt động thương mại rộng khắp trên toàn thế giới, không bó hẹp trong phạm vi biên giới của một nước thực sự đã mang tính chất quốc tế rộng rãi. Toàn bộ thế giới đã thực sự là một bộ máy thống nhất hoạt động theo những quy tắc chung. Vì vậy, để thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế, mỗi nước đều phải tuân theo các quy tắc chung đó, mà ở đây quy tắc hợp tác đôi bên cùng có lợi trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện là quy tắc quan trọng nhất. Một quốc gia không tuân theo những quy tắc này sẽ trở nên lạc hậu, không thể phát triển cùng với các nước khác trên thế giới. Quan hệ thương mại quốc tế là một phương tiện quan trọng kết nối nền kinh tế của các nước, nó được thông qua rất nhiều hình thức, mà quan trọng nhất là hình thức thương mại xuất nhập khẩu (XNK).
Việt Nam sau một thời gian dài với nền kinh tế trì trệ hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp, hoạt động thương mại quốc tế bó hẹp trong một số quốc gia có cùng chế độ chính trị, không tuân theo các quy luật kinh tế khách quan. Nhận thức đựơc xu hướng tất yếu của xã hội loài người, một xu hướng từ đối đầu sang đối thoại, tất cả các nước đều có thể trở thành đối tác, không quan tâm tới chế độ chính trị. Việt Nam đã đề ra chính sách mở cửa, đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại, đa phương hoá quan hệ thị trường. Khuyến khích hoạt động xuất khẩu đã trở thành một mục tiêu trọng tâm và được Nhà nước thực hiện thông qua một loạt các cơ chế, chính sách hỗ trợ về thuế, vốn, tài chính và tín dụng cùng các hoạt động khảo sát tiềm năng thị trường: tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm hàng hoá... Những nỗ lực đó là dấu hiệu tích cực cho sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới của nền kinh tế nước ta nói chung và của hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói riêng.
Với chức năng thông tin và giám sát về tình hình kinh tế tài chính của một doanh nghiệp, kế toán góp một phần không nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy, mà công tác kế toán trong các doanh nghiệp XNK cần không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu hạch toán ngày càng phức tạp của các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Thực trạng kế toán xuất nhập khẩu hàng hoá tại Chi nhánh Công ty XNK tổng hợp
Chương II: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hoá tại Chi nhánh Công ty XNK tổng hợp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 35
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16