Mã tài liệu: 263628
Số trang: 100
Định dạng: zip
Dung lượng file: 893 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN
TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1. Một số vấn đề chung về tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
1.1 Sự cần thiết hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Để thực hiện giá trị sản phẩm hàng hoá lao vụ dich vụ, doanh nghiệp phải chuyển giao sản phẩm hàng hoá lao vụ dịch vụ cho khách hàng, được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán, quá trình này gọi là quá trình tiêu thụ. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá thông qua quan hệ trao đổi, qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn.
Đối với bản thân các đơn vị kinh tế, việc tiêu thụ sản phẩm mới có doanh thu từ đó doanh nghiệp có vốn để bù đắp chi phí bỏ ra và tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận. Đồng thời có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ được năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường. Sau quá trình tiêu thụ doanh nghiệp không những thu hồi được các chi phí đã trang trải trong quá trình sản xuất mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư. Đây là nguồn thu nhập quan trong giúp doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên và là cơ sở xác định hướng đi của doanh nghiệp trong tương lai.
Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hoạt động tiêu thụ có vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, tiêu thụ còn góp phần điều hoá giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa khả năng và nhu cầu... là điều kiện để bảo đảm cho sự phát triển cân đối trong từng ngành, từng vùng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Xuất phát từ tầm quan trọng của tiêu thụ sản phẩm, vấn đề hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả là thật sự cần thiết. Thông qua hạch toán tiêu thụ giúp doanh nghiệp cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho sát với nhu cầu thị trường và năng lực hiện có của doanh nghiệp .
Đồng thời, việc hạch toán tiêu thụ chính xác, xác định đúng kết quả tiêu thụ góp phần giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế của nhà nước với lợi ích của người lao động. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp giữ uy tín trong mối quan hệ với bạn hàng và các chủ đầu tư. Một doanh nghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả khi toàn bộ chi phí bỏ ra được bù đắp bằng thu nhập và có lãi, từ đó doanh nghiệp tìm cách mở rộng thị trường kinh doanh củng cố và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thương trường, đứng vững và phát triển.
1.2 Yêu cầu quản lý đối với quá trình tiêu thụ
Thành phẩm luôn được biểu hiện hai mặt: hiện vật và giá trị, mà tình hình số lượng, chất lượng và giá trị của thành phẩm thường xuyên biến động thông qua các nghiệp vụ nhập- xuất -tồn kho thành phẩm. Hơn nữa, nghiệp vụ bán hàng lại liên quan đến nhiều khách hàng khác nhau, các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán lại hết sức phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, yêu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm là hết sức cần thiết:
-Phải quản lý sự vận động từng loại thành phẩm trong quá trình nhập, xuất, tồn kho trên các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị.
-Theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng phương thức thanh toán, từng loại thành phẩm tiêu thụ, từng khách hàng để đôn đốc việc thu hồi tiền vốn nhanh và đầy đủ.
-Quản lý việc xác định kết quả tiêu thụ của từng loại hoạt động và thực hiện cơ chế phân phối lợi nhuận một cách khoa học và hợp lý.
1.3 Một số khái niệm liên quan đến tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
Tiêu thụ thành phẩm là quá trình doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm, hàng hoá hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Thông thường quá trình tiêu thụ gồm hai giai đoạn :
-Giai đoạn 1: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, bên bán giao sản phẩm cho bên mua
Giai đoạn 2: Bên mua kiểm nhận hàng hoá thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán theo thoả thuận, khi đó quá trình tiêu thụ được hoàn tất, đơn vị bán có thu nhập để bù đắp chi phí
Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất bao gồm thành phẩm, nửa thành phẩm và lao vụ dịch vụ mà đơn vị sản xuất ra với mục đích tiêu thụ bên ngoài trong đó thành phẩm chiếm đại bộ phận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16