Mã tài liệu: 218760
Số trang: 69
Định dạng: doc
Dung lượng file: 555 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, các doanh nghiệp ở nước ta đã đi vào thực hiện hạch toán độc lập đảm bảo nguyên tác tự trang trải và có lãi. Chính điều này các doanh nghiệp phải từng bước nâng cao công tác quản lý, tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ, thực hiện triệt để công tác tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh.
Do đó vấn đề chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh là thường xuyên được đặt ra đối với tất cả các đơn vị kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.
Nếu như trước đây, trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tổ chức hạch toán chi phí, doanh thu và kết qủa ở các đơn vị kinh tế được Nhà nước "lo" cho hầu như toàn bộ: kinh doanh có lãi thì đơn vị được hưởng còn thua lỗ thì Nhà nước chịu. Nhưng sang cơ chế quản lý kinh tế mới" cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ quản lý khác" thì việc tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh trở nên vô cùng quan trọng. Vì trong cơ chế quản lý đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện: Thị trường có vai trò hướng dẫn các đơn vị kinh tế, lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phản ánh tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không hiệu quả.
Đơn vị kinh tế nào tổ chức tốt các nghiệp vụ về chi phí đã bỏ ra, xác định đúng đắn doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là có ý nghĩa kinh tế to lớn, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong kinh doanh để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất. Ngược lại, nếu công ty nào không xác định và không làm tốt ba chỉ tiêu này sẽ dẫn đến tình trạng gặp nhiều khó khăn trong hoạt đông kinh doanh của mình, cuối cùng dễ lâm vào tình trạng "phá sản". Trên thực tế nền kinh tế quốc dân đã và đang cho thấy rõ điều đó.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập ở Công ty du lịch Việt Nam-Hà Nội, được sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô khoa kế toán và các cán bộ kế toán công ty, em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt động dịch vụ tại Công ty Du lịch Việt Nam -Hà Nội".
NỘI DUNG ĐỀ TÀI BAO GỒM:
Phần I: Cơ sở lý luận của hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt động dịch vụ.
Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt động dịch vụ tại Công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội.
Phần III: Kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt động dịch vụ tại Công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội.
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang cùng với sự chỉ bảo của các cán bộ phòng kế toán tài chính của Công ty Du lịch viết Nam - Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CHI PHÍ,
DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ.
I- KHÁI NIỆM VỀ CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ.
1. Chi phí sản xuất.
Sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản của xã hội loại người là điều kiện tiên quyết, tất yếu và cần thiết của sự tồn tại và phát triển trong mọi chế độ xã hội. Trong nền kinh tế nói chung, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thực chất là việc sản xuất ra các sản phầm theo yêu cầu của thị trường nhằm mục đích kiếm lợi. Đó các quá trình mà các doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí dưới hình thức hiện vật hoặc hình thái giá trị đó là điều kiện vật chất bắt buộc để các doanh nghiệp có được thu nhập. Do vậy để tồn tại phát triển và kinh doanh có lãi thì buộc các doanh nghệp phải tìm cách giảm tới mức tối thiểu các chi phí của mình, muốn vậy các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nắm chắc bản chất và khái niệm về chi phí sản xuất.
Về bản chất của chi phí, dưới từng gốc độ nghiên cứu người ta có cách hiểu khác nhau:
Đối với các nhà kinh tế học: Đó là các phí tổn phải chịu khi sản xuất hàng hoá hay dịch vụ trong kỳ kinh doanh.
Đối với các nhà quản lý tài chính, thuế, ngân hàng thì đó chỉ là những khoản chi liên quan trực tiếp đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp thì chi phí được coi là toàn bộ các khoản phải bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết để nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất và mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp trong giới hạn đầu tư không đổi.
Còn đối với các nhà kế toán thường quan niệm chi phí như một khoản phải hy sinh hay phải bỏ ra để đạt được mục đích nhất định, nó được xem như một lượng tiền phải trả cho các hoạt động của doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm.
Song dù dưới góc độ nào thì chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cũng được tính toán xác định trong từng thời kỳ cụ thể, phù hợp với kỳ thực hiện kế hoạch và kỳ báo cáo.
Từ việc nhìn nhận bản chất của chi phí dưới nhiều góc độ khác nhau nên các khái niệm về chi phí cũng được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau.
Theo kế toán Việt Nam: Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp thực tế đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó chi phí lao động sống bao gồm: tiền lương, tiền trích BHXH; chi phí lao động vật hoá bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, khấu hao TSCĐ.
Theo kế toán Pháp: Chi phí sản xuất là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để mua các yếu tố của quá trình sản xuất trong một thời gian nhất định như: Tiền mua vật tư, dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất, thù lao trả cho người lao động và các chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất. Một điều rõ ràng là mọi người đều nhận thấy là giá trị hàng hoá là một phạm trù kinh tế khách quan trên trị trường. Chính vì vậy chi phí sản xuất mà các doanh nghiệp hạch toán phải khớp với giá trị thực tế của tư liệu sản xuất dùng vào sản xuất kinh doanh và các khoản đã chi ra.
Mặc dù các hao phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau trong từng điều kiện tồn tại quan hệ hàng hoá tiền tệ, chúng cần được tập hợp và biểu diễn dưới hình thức tiền tệ. Từ đó ta có thể đi đến cách hiểu chung nhất về chi phí sản xuất như sau:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp thực tế đã chi ra để tiến hành hoạt động sả
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 115
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 231
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 163
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16