Mã tài liệu: 63341
Số trang: 79
Định dạng: docx
Dung lượng file: 368 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, hoạt động kiểm toán Việt Nam đã có nhiều bước tiến quan trọng. Ngày 30/04/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 105/2004/NĐ - CP ban hành “Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân”. Ngày 29/06/2004, Bộ Tài chính có Thông tư số 64/2004/TT - BTC hướng dẫn thực hiện “Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân”. Đồng thời, ngày 09/03/2004, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 59/2004/QĐ - BTC ban hành “Quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên”... Với những văn bản chỉ đạo này, nhiều công ty kiểm toán độc lập trong nước ra đời.
Nhu cầu dịch vụ kiểm toán ngày càng cao, trước hết là tuân thủ pháp luật, sau đó vì lợi ích của doanh nghiệp. Kiểm toán cung cấp thông tin cho những người quan tâm, kiểm toán góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là công cụ kiểm soát nhà nước để kiểm soát nền tài chính quốc gia, kiểm toán cung cấp thông tin chính xác cho các nhà đầu tư để có hướng đầu tư đúng đắn. Không những thế kiểm toán còn hỗ trợ cho các nhà quản trị trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu năng hoạt động của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những điều kiện trên Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán Sài Gòn ra đời và sớm khẳng định được vị trí của mình để trở thành một trong những “đứa con đầu lòng” trong lĩnh vực kiểm toán Việt Nam.
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế, và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên Báo cáo tài chính, cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, công ty kiểm toán cần phải thực hiện đánh giá HTKSNB của doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy chất lượng kiểm toán sẽ nâng cao nếu việc đánh giá HTKSNB được thực hiện đầy đủ.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Lý luận chung về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính
Chương II: Thực trạng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán Sài Gòn thực hiện
Chương III: Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán Sài Gòn thực hiện
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 123
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 1549
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16