Mã tài liệu: 73642
Số trang: 83
Định dạng: docx
Dung lượng file: 822 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Ngành dệt may Việt Nam là một trong số ít những ngành có tỷ lệ tăng trưởng ổn định qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2006 đạt đến con số rất ấn tượng 5,9 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005; năm 2007 đạt 7,5 tỷ USD, tăng trưởng 27% so với năm 2006.. Từ cuối năm 2006, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực cải thiện cơ cấu hành chính cho xuất khẩu trở nên linh hoạt và minh bạch hơn để giúp các công ty dệt may Việt Nam có thêm nhiều khách hàng . Tương lai của ngành dệt may rất khả quan khi ngành này liên tục ở trong nhóm những ngành có doanh thu xuất khẩu tăng cao nhất, lần đầu tiên Việt Nam đã lọt vào top 10 nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu dệt may. Ngành Dệt - May đã phát triển thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam, mũi xuất khẩu chủ lực. Một mặt, dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động, qua đó giúp giải quyết hiệu quả công ăn việc làm. Mặt khác, ngành này cũng đã đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước.
Hiện nay, trong thị trường cạnh tranh toàn cầu thì việc thu hút và giữ nhân tài là yếu tố quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Nếu làm một bài toán kinh tế thì chi phí cho việc giữ chân người lao động sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc phải tuyển dụng, đào tạo người mới. Nếu doanh nghiệp chỉ chú ý đến việc tuyển dụng mà không quan tâm đến chính sách tốt cho người lao động sẽ thất bại trong kinh doanh. Công tác thù lao lao động với mục tiêu cơ bản là thu hút được những người lao động giỏi phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức, gìn giữ và động viên họ thực hiện công việc tốt hơn. Thù lao lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự thực hiện công việc của người lao động, chất lượng sản phẩm, và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Chính vì vậy trước tình hình thị trường lao động đang có những thay đổi lớn, nhiều doanh nghiệp mới ra đời, cũng như sự mở rộng quy mô của doanh nghiệp cũ. Người lao động với nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp hơn, điều đó đặt doanh nghiệp trong tình trạng phải ra sức giữ chân những người lao động giỏi, có tay nghề để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Do đó công tác thù lao lao động được tổ chức hợp lý, khoa học không chỉ đem lại lợi ích cho người lao động; như sự hợp lý trong việc trả lương, trả thưởng, một chế độ phúc lợi tốt, một môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhiều cơ hội thăng tiến … sẽ là động lực thúc đẩy người lao động gắn bó với công việc. Đồng thời còn giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn như tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí đào tạo mới …
Nội dung của khóa luận bao gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.
Chương 2:Thực trạng công tác thù lao lao động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thù lao lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 191
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 206
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 35
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 19